Chữa say nắng bằng y học cổ truyền

Khi người bệnh bị say nắng, gặp các triệu chứng trên phải nhanh chóng đưa người bệnh đến chỗ thoáng, thông gió, bóng mát, uống nước mát. Kết hợp xoa bóp kịp thời một số huyệt vị để khắc phục.

Say nắng là hội chứng gặp phải do nhiệt độ không khí lên cao hoặc do làm việc liên tục nơi nhiệt độ cao. Người bệnh thường có các triệu chứng báo trước như da nóng, mồ hôi ra nhiều, khát nước, đau đầu, chóng mặt, tim đập mạnh, buồn nôn, tâm thần mệt mỏi, cần được cứu chữa kịp thời.

Chữa say nắng bằng y học cổ truyền - ảnh 1

Vị trí huyệt khúc trì.

Khi người bệnh bị say nắng, gặp các triệu chứng trên phải nhanh chóng đưa người bệnh đến chỗ thoáng, thông gió, bóng mát, uống nước mát. Kết hợp xoa bóp kịp thời một số huyệt vị để khắc phục tình trạng này.

- Xoa bóp các huyệt: khúc trì, đại lăng, thái uyên.

- Nếu bị ngất lịm, bấm thêm huyệt thiếu trạch, trung xung.

Phương pháp xoa bóp:Một tay đặt trước bụng, tay kia dùng ngón tay cái bấm huyệt với lực hơi mạnh: ấn xuống rồi thả lên, liên tục như vậy mỗi huyệt 36 lần hoặc hơn tùy bệnh và thể trạng mỗi người.

Ngoài xoa bóp, nên uống một trong các bài thuốc sau để đạt kết quả nhanh chóng

Bài 1: xuyên khung, bạch chỉ mỗi vị 80 -100g, phơi khô, tán mịn. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần. Cũng có thể dùng bột hòa nước sôi xông mũi. Công dụng: trị cảm cúm viêm xoang, hắt hơi, sổ mũi.

Bài 2: hương nhu tươi 20g, rau má tươi 30g, lá sen tươi 20g, củ sắn dây tươi thái lát 20g (hoặc bột sắn dây hòa vào thuốc rồi uống). Đổ 400ml nước, sắc còn 200ml. Hòa chung 2 nước còn lại chia uống 2 lần trong ngày. Công dụng: chữa cảm nắng nóng.

Bài 3: rau má tươi 12g, lá tre 12g, lá hương nhu 16g, củ sắn dây thái lát 12g. Đổ nước vừa đủ, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 4: lá bạc hà 8g, lá kinh giới 8g, cam thảo đất 12g, lá dâu 8g, lá tre 16g, kim ngân 16g. Cho các vị thuốc vào nồi, đổ 2 bát nước đun sôi 20 phút, chắt nước lúc còn nóng. Lại sắc uống lần thứ hai. Uống 2 - 3 thang liền.

Bài 5: mạch môn 120g, lô căn 150g. Các vị thuốc rửa sạch thái vụn, trộn đều đựng lọ kín để dùng dần. Mỗi lần lấy 30g hãm với nước sôi sau 30 phút thì uống. Có thể thêm tí đường phèn cho dễ uống. Tác dụng: thanh nhiệt, hạ sốt, trị cảm nắng nóng có sốt.

Ngoài ra có thể dùng các loại nước uống sau:

- Bí đao vừa phải giã vắt lấy nước, uống nhiều nước.

- Dưa chuột giã nát vắt lấy nước uống nhiều.

- Mướp đắng tươi 1 quả, bỏ ruột, nấu nước uống.

- Tỏi sống 1 củ to giã nát cho nước chín hòa uống. Chữa cảm nắng, ngất đột ngột.

- Đậu xanh 60g, hoa mướp tươi 8 bông. Cho nước vừa đủ nấu chín đậu xanh, vớt đậu ra, cho hoa mướp vào nấu sôi. Uống nước khi còn ấm.

- Rễ cúc tần 20g, lá ngải cứu 20g, xuyên tâm liên 20g, lá mùi tàu 20g, gừng tươi 8g. Sắc uống 1 - 2 thang.

- Vỏ vối 20g, tía tô 30g, hương nhu 16g, trần bì 8g, cam thảo dây 16g. Sắc uống.

- Hạ khô thảo 20g, lá tre 20g, rễ cỏ tranh 16g, cỏ nhọ nồi 16g, trắc bá diệp 16g. Sắc uống 1 - 2 thang.

Vị trí huyệt

Chữa say nắng bằng y học cổ truyền - ảnh 2

Vị trí huyệt đại lăng.

Khúc trì: chỗ lõm tại đầu lằn khuỷu tay khi gấp cánh tay ngang trước ngực.

Ðại lăng: giữa lằn chỉ cổ tay ở mặt trong bàn tay, giữa 2 gân cơ.

Thái uyên: trên lằn chỉ cổ tay bên trong, phía xương quay, tại khe khớp cổ tay ở bên ngoài của gân co ngón tay cái.

Thiếu trạch: góc ngoài móng ngón tay út, cách chân móng chừng 1 phân.

Trung xung: cách chân móng tay giữa (thứ 3) chừng 2 phân góc móng hướng về ngón tay cái.

Lương y Minh Chánh/Nguồn SKĐS

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !