Chùa Dơi đâu chỉ có dơi
Chùa Dơi được khởi công xây dựng từ năm 1569, là mộ trong những ngôi chùa của đồng bào Khmer nổi tiếng nhất miền Tây nước ta.
Địa điểm du lịch hấp dẫn
Chùa Dơi còn có các tên gọi khác như: chùa Mã Tộc, chùa Mahatup. Đây là cơ sở tôn giáo và quần thể kiến trúc tiêu biểu trong tín ngưỡng của đồng bào Khmer. Chùa tọa lạc tại đường Văn Ngọc Chính, Phường 3, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Du khách biết đến ngôi chùa này trên cung đường khám phá miền Tây và cũng là địa chỉ hấp dẫn mỗi khi đi qua các tỉnh ven biển phía Đông của đồng bằng sông Cửu Long, trên cung đường xuôi xuống Cà Mau rồi đi về phía Hà Tiên (Kiên Giang).
Cổng chùa Dơi ở Thành phố Sóc Trăng. Ảnh: Nam Phương |
Về mặt kiến trúc, ngôi chùa mang vẻ đẹp độc đáo, diễm lệ cổ kính theo phong cách của đồng bào Khmer. Tổng thể công trình hòa mình vào thiên nhiên với những cây cổ thụ tán lớn và đặc biệt là những chú dơi ẩn mình trên các tán lá. Chính vì là nơi cư ngụ của những chú dơi treo mình trên khắp những tán cây trong khuôn viên chùa, nên chùa cũng mang tên chùa Dơi là như vậy.
Về kết cấu, khác với chùa miền Bắc hay miền Trung, ngay từ cổng vào chùa Dơi, du khách sẽ khá bất ngờ với gam màu vàng chủ đạo của chùa cộng với các hàng ngói cong vút đặc trưng của chùa Khmer. Hai bên hàng rào được điểm tô bằng 5 con rắn lớn cuộn mình khá dữ tợn khiến nhiều người yếu bóng vía có thể… giật mình. Tuy nhiên, càng đi sâu vào trong du khách sẽ được chào đón bằng các hàng tượng điêu khắc thiếu nữ Kemnar chắp tay trước ngực. Phong cách chùa Bắc, chùa Nam, chùa người Việt và chùa người Khmer khác nhau thế nào thì ở chùa Dơi bạn có thể cảm nhận rõ nét.
Các bảo tháp trong chùa Dơi. Ảnh: Nam Phương |
Theo chị Nguyễn Thị Mến, hướng dẫn viên du lịch tại đây: Chùa Dơi được xây dựng từ năm 1569, đây cũng chính là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Sóc Trăng cũng như các tỉnh miền Tây. Người đứng tên xây dựng là ông Thạch Út, một cư dân giàu có của địa phương. Qua hơn 500 năm thăng trầm, chùa đã nhiều lần được tu sửa sau các vụ cháy, bị đốt phá… trong đó lần trùng tu mới nhất là năm 1960. Năm 2008 chùa Dơi tiếp tục bị cháy chánh điện và tháng 4/2009, chánh điện chùa Dơi lại được phục chế như cũ. Có thể nói ngôi chùa gắn với những đau thương và biến cố của vùng đất này.
Triết lý nhân sinh đậm đặc
Nói thêm về ngôi chánh điện nhiều lần được tu sửa, chị Nguyễn Thị Mến cho biết: Chính điện chùa Dơi có chiều dài 20m8, chiều rộng 11m3 đã qua rất nhiều lần được tu sửa nhưng vẫn giữ được vẻ truyền thống. Cũng giống như chánh điện các ngôi chùa khác, chánh điện chùa Dơi được xây dựng trên nền cao hơn mặt đất tự nhiên 1m bao quanh là đá kết xi măng nhằm chống ẩm mốc và côn trùng, thú dữ. Về mặt phong thủy, hướng chính điện hình chữ nhật trải dài theo chiều Đông Tây để đón cả bình minh và hoàng hôn, với cửa chính quay ra hướng Đông với ý nghĩa tụ sinh khí và đón những điều tốt lành.
Triết lý phật giáo của chùa Dơi theo phong cách Ấn Độ giáo nên các họa tiết tiêu biểu trong kiến trúc Khmer cũng được hội tụ sinh sinh động qua các bảo tháp (trên mái chùa), các phù điêu chạm trổ hình rắn Naga (đầu hồi) đầy tinh xảo. Toàn bộ mái chùa theo kết cấu am dương thể hiện quan niệm, triết lý về Phật, Trời và tín ngưỡng phồn thực đậm đặc theo phong cách của văn hóa Khmer Nam Bộ truyền thống. Đặc biệt, chùa Dơi còn giữ được nguyên vẹn những bộ kinh được ghi trên lá cây thốt nốt; những hiện vật, sử sách ghi lại quá trình di cư và xác lập văn hóa trên vùng đất Nam Bộ của đồng bào Khmer cũng được trưng bày trong chùa.
Các sinh hoạt tôn giáo, hát hội tại chùa Dơi. Ảnh: Nam Phương |
Và cuối cùng, những chú dơi – nhân vật chính và là những kẻ “chiếm lĩnh” các ngọn cây cổ thụ tạo thành rừng bao quanh ngôi chùa. Dơi ở chùa Dơi chủ yếu là loài dơi quạ quý hiếm, có trọng lượng 1 – 1,5 kg và sải cánh rộng đến 1,5 m.
Dơi trong chùa Dơi. Ảnh: Nam Phương |
“Vốn là giống dơi ăn quả và sống trong khu vườn xum xuê cây trái, nhưng đáng chú ý những chú dơi này lại không bao giờ ăn hoa quả ở trong chùa, mà thường bay đi rất xa để kiếm ăn. Chúng thường bay về chùa nghỉ ngơi, sinh sản và… ngủ ngày. Vì thế, khi hoàng hôn buông xuống, khung cảnh ở chùa rộn ràng khác lạ, với âm thanh náo động của bầy dơi vỗ cánh, gọi đàn đi kiếm ăn đêm”, chị Mến cho biết thêm.
Nam Phương
Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”
Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.
Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến
Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.
Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!
Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.
Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.
Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Nhiều mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, vươn lên thoát nghèo.
Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch
Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.
Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số
Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.
Gắn kết tình quân dân
Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng
Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.
Tình người trong đại dịch
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.