Chưa có biện pháp hữu hiệu quản lý y dược tư nhân

Cả nước có 157 bệnh viện tư nhân (6 bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài), hơn 30.000 phòng khám tư nhân. Nếu kể cả lĩnh vực Dược thì cả nước có gần 69.000 cơ sở ngoài công lập. Trong khi đó, toàn quốc chỉ có 240 thanh tra y tế.
Sáng 4/11, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường quản lý Nhà nước về hành nghề y dược do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đồng chủ trì, ngoài ra còn có sự tham gia của các Sở Y tế các tỉnh thành phố.

Bộ trưởng cũng xót xa

Thời gian vừa qua, vấn đề y đức được dư luận hết sức quan tâm nhất là từ sau vụ việc ở thẩm mỹ viện Cát Tường. Hành nghề y dược ngoài tư nhân như thế nào cũng là câu hỏi nóng mà dư luận luôn luôn muốn ngành y trả lời.

Hội nghị được tổ chức nhằm tìm ra các giải pháp hạn chế vi phạm pháp luật như quảng cáo quá mức, quá phạm vi cho phép, một số chủ đầu tư quá coi trọng lợi nhuận, không quan tâm đến người bệnh. Ngoài ra nhiều bác sỹ làm ở viện công lập nhưng làm ngoài giờ chưa chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật.
Chưa có biện pháp hữu hiệu quản lý y dược tư nhân - ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ các y bác sĩ nên nghiêm khắc nhìn lại mình, mong manh giữa hạnh phúc và tổn thương của bệnh nhân chỉ trong gang tấc.

Thời gian qua, chuyện về thẩm mỹ viện Cát Tường, tiêm nhầm vắc xin, tai biến sản khoa luôn ám ảnh dư luận. Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Kim Tiến kể lại câu chuyện về thái độ đối xử của bác sỹ với người bệnh trong lần tiếp xúc cử tri tại TP.HCM với vai trò là ĐBQH khiến bà bức xúc: “Cử tri cho biết họ đi khám ở bệnh viện phụ sản Từ Dũ, bị bác sỹ quát nạt.

Chúng ta là thầy thuốc, phải quan tâm bệnh nhân, không có quyền làm thế. Tôi rất bức xúc vì không hiểu sao đồng nghiệp của mình nỡ lòng quát bệnh nhân như vậy? Thầy thuốc không thể có thái độ như vậy, tôi đề nghị bệnh viện nghiêm khắc xử lý nhân viên này”

Theo Bộ trưởng Y tế, các bệnh viện sẽ lập đường dây nóng, nối với Trưởng khoa Khám bệnh, Giám đốc Bệnh viện để trực tiếp nhận phản ánh của người bệnh. Khi có ý kiến của người dân, trưởng khoa phải chịu trách nhiệm với giám đốc bệnh viện, giám đốc bệnh viện phải chịu trách nhiệm với Sở Y tế hoặc lãnh đạo Bộ.

Trước những lo toan về y đức đang xuống cấp, Bộ trưởng Tiến chia sẻ các y bác sĩ nên nghiêm khắc nhìn lại mình,  mong manh giữa hạnh phúc và tổn thương của bệnh nhân chỉ trong gang tấc, ngành y là ngành mà tai biến không thể lường trước, vẫn đang rình rập hàng giờ hàng ngày, hàng phút. Ngành y có lỗi nhưng đôi khi là sự bất lực của y học.

Bộ trưởng Tiến cho biết thêm, sắp tới, Bộ Y tế sẽ vận động thành lập Hiệp đoàn y bác sĩ như các nước phát triển để bảo vệ thầy thuốc trong lúc hành nghề, bảo vệ một cách công bằng đối với bệnh nhân.

Tăng cường hậu kiểm

Theo ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục khám chữa bệnh - Bộ Y tế hiện nay cả nước có 157 bệnh viện tư nhân (6 bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài), hơn 30.000 phòng khám tư nhân. Nếu kể cả lĩnh vực Dược thì cả nước có gần 69.000 cơ sở ngoài công lập. Trong khi đó, toàn quốc chỉ có 240 thanh tra y tế (TP.HCM có nhiều thanh tra nhất với 45 người, Hà Nội có 14 người).

Tuy nhiên một số chủ đầu tư các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân quá coi trọng lợi nhuận, coi thường pháp luật, lợi dụng lòng tin của người dân đã quảng cáo không đúng, không niêm yết giá hoặc có niêm yết nhưng thu tiền cao hơn giá niêm yết. 

Trước việc các phòng khám tư nhân coi trọng lợi nhuận, Bộ trưởng Tiến cho biết thời gian tới sẽ tăng cường quản lý nhà nước sau cấp phép (hậu kiểm). Ban hành thông tư rút giấy phép hoạt động, rút giấy phép hành nghề; Tăng cường vai trò của quận, trong nghị định tổ chức chính quyền. Quy định cụ thể phẫu thuật tạo hình có làm được thẩm mỹ không sẽ chi tiết hơn trong cấp chứng chỉ hành nghề; Tiền kiểm trong quảng cáo, những nội dung thẩm mỹ, thực phẩm chức năng, phải được thẩm định…

Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu này cũng không phải dễ vì hiện nay vì theo ông Đặng Văn Chính, Chánh thanh tra Bộ Y tế, lực lượng thanh tra quá mỏng. Ví dụ tại Hà Nội, thanh tra về lĩnh vực y và dược mỗi bộ phận có 4 thanh tra viên, phải quản lý hơn 2.300 cơ sở hành nghề y và hơn 2.800 cơ sở hành nghề dược ngoài công lập. Trong khi đó, ý thức chấp hành pháp luật của nhiều thanh tra chưa tốt, cố tình lách luật, vi phạm luật để trục lợi. 

Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết: “Chúng ta đau buồn, đau xót với sự việc vừa qua nhưng cũng phải thấy bức tranh tổng thể của ngành y. Thành tựu y tế của ta được thế giới công nhận. Sự phát triển của quy mô tư nhân lớn là thành tựu nhưng cũng là thách thức. 

30.000 cơ sở y tế tư nhân đòi hỏi quản lý thích hợp. TP Hồ Chí Minh có hơn 13.000 cơ sở y tế tư nhân, không thể dùng định mức như địa phương khác. Đã đến lúc ta phải suy nghĩ phương thức quản lý phù hợp hơn khi số cơ sở ngoài công lập gấp hàng chục lần cơ sở công lập.

Với cách làm hiện nay ta có hậu kiểm được không? Tôi sợ là không làm được, bởi có tăng biên chế thanh tra đến 1.000 người cũng khó mà hậu kiểm thường xuyên. Cả nước có hơn 290 thanh tra mà phải giám sát 30.000 đơn vị khám chữa bệnh thì phải có phương thức phù hợp” 
Phương Thúy

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !