Chủ tịch Đà Nẵng: Không yêu cầu Mỹ Tâm "giảm giá" hay miễn phí

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến: "Đà Nẵng chưa từng đề cập và cũng không bao giờ yêu cầu Mỹ Tâm hay bất cứ ca sĩ, nghệ sĩ nào phải giảm giá hay biểu diễn miễn phí tại DIFC. Nhưng Đà Nẵng cũng chỉ trả đúng thời giá mà thôi!".

Sau khi Infonet đăng bài "Lãnh đạo Đà Nẵng phải mời, Mỹ Tâm mới hát "giảm giá", đã có nhiều luồng dư luận trái chiều. Nhiều bạn đọc cho rằng, Mỹ Tâm nên giảm giá cat-sê để đóng góp, tri ân quê hương thông qua việc lần đầu tiên có mặt trên sân khấu lễ hội pháo hoa quốc tế DIFC. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng, DIFC không phải chương trình từ thiện mà là một sự kiện có bán vé, nghĩa là có kinh doanh nên phải sòng phẳng theo thị trường và Mỹ Tâm không việc gì phải "giảm giá" cả!

Chủ tịch Đà Nẵng: Không yêu cầu Mỹ Tâm
Ca sĩ Mỹ Tâm (Ảnh: HC)

Để tìm hiểu rõ thêm vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến. Ông chỉ nói ngắn gọn: "Việc "lãnh đạo Đà Nẵng phải có văn bản đề nghị" chỉ là do Mỹ Tâm tự nghĩ, tự nói. Đà Nẵng chưa từng đề cập và cũng không bao giờ yêu cầu Mỹ Tâm hay bất cứ ca sĩ, nghệ sĩ nào phải giảm giá hay biểu diễn miễn phí tại DIFC. Nhưng Đà Nẵng cũng chỉ trả đúng thời giá mà thôi!".

Qua đây có thể thấy rõ hai ý: Một là, lãnh đạo Đà Nẵng sẽ không bao giờ làm cái việc "có văn bản đề nghị" như Mỹ Tâm yêu cầu. Và hai là, Đà Nẵng chỉ trả theo mức giá mà Đà Nẵng nhận thấy là "đúng thời giá", chứ không phải vì mong muốn có ngôi sao này, ngôi sao khác trong chương trình mà chạy theo những mức cat-sê "khủng" do họ nêu ra, cho dù mức giá đó theo một số người là "bình thường" trên thị trường ca nhạc hiện nay.

Ở đây, thiết nghĩ cần nói rõ thêm về vai trò của Công ty Sơn Lâm trong vấn đề giá cả của các ca sĩ tham gia DIFC. Hoàn toàn không phải Đà Nẵng giao cho công ty này một "cục tiền" rồi tự họ đàm phán "lời ăn, lỗ chịu" với các ca sĩ, nghệ sĩ. Ngược lại họ chỉ đứng trung gian đàm phán với các ca sĩ, nghệ sĩ, sau đó lập phương án chương trình tổng thể, nội dung nghệ thuật, thành phần tham gia, giá cả... trình UBND TP Đà Nẵng quyết định. Trên thực tế, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng mới là người trực tiếp duyệt giá từng ca sĩ, từng hạng mục để quyết định chấp nhận ai, không chấp nhận ai.

Cần nhắc lại rằng, trong 5 lần Đà Nẵng tổ chức DIFC trước đây, trên sân khấu không có Mỹ Tâm nhưng vẫn xuất hiện rất nhiều ngôi sao khác như Đàm Vĩnh Hưng, Thanh Lam, Mỹ Linh, Đan Trường, Hồng Nhung, Hồ Quỳnh Hương, Quang Linh, Cẩm Ly, Quốc Đại... Tất cả họ đều chưa bao giờ phải hát miễn phí hay "giảm giá".

Đơn cử như Đàm Vĩnh Hưng. Có thông tin cho hay ca sĩ này đã nhận cat-sê lên đến cả trăm triệu đồng khi xuất hiện trên sân khấu DIFC 2012. Vậy tại sao lần này Đà Nẵng lại từ chối mức giá 110 triệu đồng của Mỹ Tâm, dù vẫn mong muốn có sự góp mặt của ngôi sao "chưa từng xuất hiện" này để sân khấu DIFC 2013 thêm mới mẻ?

Không khó để nhận ra, trong những năm trước do tình hình kinh tế khá giả, việc vận động tài trợ gặp nhiều thuận lợi nên Đà Nẵng cũng khá "hào phóng" khi trả cat-sê cho các ca sĩ, nghệ sĩ tham gia DIFC. Năm nay kinh tế sa sút, việc vận động tài trợ gặp rất nhiều khó khăn nên Đà Nẵng phải cân nhắc từng đồng chi phí là điều dễ hiểu, bởi đây là chương trình xã hội hoá và hoàn toàn không được sử dụng ngân sách.

Nhưng như thế không có nghĩa Đà Nẵng chỉ chấp nhận những ca sĩ nào đưa ra giá thấp. Điều đó thể hiện rõ qua việc trong khi chấp nhận cat-sê 60 triệu đồng của Uyên Linh tại DIFC 2013 thì Đà Nẵng lại từ chối mức giá 40 triệu đồng của Kasim Hoàng Vũ, và cả Bùi Anh Tuấn dù mức giá thậm chí còn thấp hơn. Vấn đề ở đây, như ông Văn Hữu Chiến đã nêu rõ tại cuộc họp ngày 9/4 rà soát việc chuẩn bị cho DIFC 2013 là "Đà Nẵng cũng có những giọng ca không thua kém gì mấy so với Kasim Hoàng Vũ hay Bùi Anh Tuấn".

Qua đây có thể thấy câu chuyện "trả đúng thời giá" mà Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến đề cập là hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường mà nhiều người cho rằng Mỹ Tâm cứ việc "sòng phẳng" với Đà Nẵng.

Như Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã nói rõ, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, Đà Nẵng nhận thấy cái giá mà Mỹ Tâm đưa ra là quá cao nên không chấp nhận. Đó là quyền của Đà Nẵng, quyền của người mua, quyền của "thượng đế".

Và nếu nơi nào cũng sẵn sàng sòng phẳng theo đúng cơ chế thị trường, chỉ "mua đúng thời giá" như Đà Nẵng thì liệu các ca sĩ sẽ "bán hàng" ở đâu nếu họ không tự giảm giá cho phù hợp với tình hình chung? Thiết nghĩ đó mới là điều mà các ca sĩ cần suy nghĩ, chứ không phải là đòi hỏi "phải có đề nghị của lãnh đạo TP mới chịu hát giảm giá"!

HẢI CHÂU

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Vũ Hiền Hellen: Từ bị miệt thị, bố mẹ đòi 'từ mặt' đến Á hậu 2 Miss Grand Vietnam

Á hậu 2 Miss Grand Vietnam 2024 Vũ Thị Thu Hiền từng mất tự tin trong thời gian dài vì bị miệt thị ngoại hình. Người đẹp cũng tiết lộ suýt bị bố từ mặt vì quyết tâm theo đuổi đam mê ca hát.

Chưa tốt nghiệp ĐH, nữ sinh 21 tuổi giành học bổng thạc sĩ ngành Vũ trụ tại Pháp

Từ Quy Nhơn, Trịnh Hoàng Diệu Ngân ra Hà Nội để theo học ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh. Sau 3 năm, Ngân giành học bổng toàn phần chương trình thạc sĩ tại ngôi trường danh giá bậc nhất nước Pháp, dù chưa tốt nghiệp đại học.

Đang cập nhật dữ liệu !