Cho con đi du học sớm: Chim chưa đủ lông đã đẩy ra tập bay!

Nhiều gia đình cho rằng cho con đi du học sớm giúp con họ có thể thụ hưởng được những tinh hoa giáo dục ở xứ người nhưng không ngờ rằng cho con đi du học sớm cũng có nhiều chuyện cười ra nước mắt.

Ảnh minh họa.

Con bị trầm cảm vì du học sớm

Nguyễn Hương Th. (trú tại Đống Đa, Hà Nội) sinh năm 1992 được cha mẹ cho đi du học từ lúc 16 tuổi. Th. vừa học xong cấp 2, cha mẹ cô đã chuẩn bị cho cô hành trang sang Mỹ học PTTH. Học hết lớp 10 ở Hà Nội,  Th. mang theo hành trang sang Mỹ du học tại thành phố Omaha.

Sang Mỹ, Th. phải học lại lớp 10. Quãng thời gian cô học ở xứ người một mình khiến cô phải trải qua biết bao thăng trầm của cuộc sống. Những ngày cô đơn, kỳ nghỉ hầu như chỉ có mình Th.

Hai năm đầu, Th. luôn mong muốn có thể trở về Việt Nam. Nhớ bạn bè, nhớ gia đình, nhớ những món ăn mẹ nấu khiến Th. rơi vào trầm cảm. Dù cô học giỏi, nói tiếng Anh như người bản địa nhưng cô gái trẻ vẫn thèm được về Việt Nam.

Th. vừa gợi ý với ba mẹ về việc sẽ về Việt Nam học đại học, cô bị ba mẹ trách mắng. Mỗi năm, họ tích cóp gửi sang cho con gái khoảng 60 nghìn USD để cô chuyên tâm dành cho học hành.

Những năm đầu của tuổi trẻ, Th. kể, cô tràn ngập trong cô đơn và buồn tủi. Nghỉ hè năm đầu tiên, Th. về nước, bố mẹ cô thấy con gái gầy rộc, lúc nào cũng như thiếu đói, háu ăn vì Th. quá thèm các món ăn Việt.

Khi cô đơn, Th. chỉ còn biết làm bạn với game và cày phim. Nhưng bố mẹ của Th. vẫn một mực muốn cô sang Mỹ học tiếp thay vì thỏa ước muốn của con gái là được ở lại Việt Nam.

Mai Anh là một nữ sinh ở TP.HCM chia sẻ, cô vốn học giỏi và có thể tự tạo áp lực cho mình là phải luôn đạt điểm tốt ở trường mới. Khi du học phổ cập trung học, cái Mai Anh nhận được hoàn toàn khác với mong đợi của cô.

Môi trường học tập tại Mỹ đòi hỏi phải sáng tạo, tư duy chứ không chỉ cần học thêm và học thuộc nhiều như ở Việt Nam. Không đạt được kết quả như ý, Mai Anh buồn chán, buông xuôi và cuối cùng được gia đình đưa về nước.

Chưa đủ lông cánh đã bị đẩy ra ngoài đời

Đây là quan niệm của anh Nguyễn Văn Hải trú tại Long Biên, Hà Nội. Anh Hải kể các cháu của anh đi du học rất nhiều và có cháu đi du học từ cấp 2. "Tị nạn giáo dục" có lẽ là con đường nhiều gia đình vạch ra cho con em mình và đa số đều nhận được cái kết đắng.

Anh Hải cho biết, anh cũng có ý cho con đi du học nhưng anh sẽ để các con tự trưởng thành và trải nghiệm sau đó các cháu mới đi chứ không kiểu cho con "ra ràng" sớm như nhiều gia đình đang làm hiện nay.

Cháu anh Hải, được bố mẹ cho đi du học Úc từ năm lớp 8. Sau 1 năm, bố mẹ phải sang đón con về vội bởi vì cháu bị trầm cảm. Những ngày đầu sang Úc du học, bạn mới, môi trường mới cháu thích và hăm hở gọi điện về khoe với bố mẹ. Những cuộc điện thoại thưa dần, những lần cháu khoe về trường mới không còn nữa. Dần dần, cháu chỉ gọi điện nói vài câu là tắt máy. Bố mẹ gọi video cháu cũng không nghe máy.

Sốt ruột khi để con ở xứ người, bố mẹ cháu mua vé máy bay sang thăm con và họ đã không nhận ra con mình chỉ sau 14 tháng không gặp. Cháu gầy xọp, đôi mắt trũng sâu, mặt mọc mụn, da sạm và tinh thần lúc nào cũng mệt mỏi.

Suốt năm qua, cháu không hợp đồ ăn và nhà chủ. Cháu tự thu mình chơi game nên nghiện game lúc nào cũng không hay. Quan điểm của anh Hải là khi các con chưa đủ trưởng thành thì không nên đẩy các cháu ra ngoài sớm vì nhiều yếu tố ảnh hưởng của các cháu. Có cháu đi du học sớm thì thành công nhưng cũng có cháu nhận trái đắng. Hơn nữa, chi phí du học sớm rất đắt đỏ mỗi năm khoảng hơn 1 tỷ đồng.

Khánh Ngọc
Từ khóa: Cho con du học sớm có nên du học sớm không có nên cho trẻ du học sớm bao nhiêu tuổi du học là hợp lý

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Đang cập nhật dữ liệu !