Chìm tàu ở Cần Giờ: Tàu đang sửa mang cho thuê?

Theo lời kể của Đại tá Lê Ngọc Hùng, Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng TP.HCM, chiếc tàu đang sửa chữa nhưng lại đem trưng dụng cho thuê, lại chở người quá tải, cộng với sóng lớn gây nên tai nạn chìm tàu.
Trưa 3/8, phóng viên Infonet có mặt tại huyện Cần Giờ ghi lại lời kể của các cán bộ chiến sĩ tham gia cuộc tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn. Theo đại tá Hùng, chiếc tàu bị nạn mang số hiệu H29-BP này do một Công ty dầu khí tặng cho Bộ đội Biên phòng Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên khi phát hiện chiếc tàu này có lỗi kỹ thuật, BĐBP Bà Rịa – Vũng Tàu đã gửi lại nhờ sửa chữa.

Chìm tàu ở Cần Giờ: Tàu đang sửa mang cho thuê? - ảnh 1
Hiện trường vụ chìm tàu tối ngày 2/8

Không rõ vì lý do gì, chiếc tàu này lại được đưa vào sử dụng. Theo báo cáo khẩn từ UBND huyện Cần Giờ, chiếc tàu này do Công ty cổ phần Sản xuất ống thép Dầu khí Việt Nam (có địa chỉ tại Khu công nghiệp Dầu khí Soài Rạp, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang) thuê phương tiện của CTCP Công nghệ Vietsec, là đơn vị đang sửa chữa con tàu.  

Chiếc tàu bị nạn dài 8,5m, rộng 2,25m, với công suất 200CV có khả năng chở 18 người. Tuy nhiên khi bị nạn, trên tàu có 30 người. Đại tá Hùng khẳng định: “Theo quy định thì chở như vậy là quá tải”.

Đại tá Lê Ngọc Hùng nhận được tin báo lúc 21g40 phút đêm 2/8, và ngay lập tức ông đã triển khai xuống các đồn biên phòng ở Cần Giờ, phối hợp với BĐBP phía Bà Rịa – Vũng Tàu. Khu vực xảy ra tai nạn thuộc địa bàn đồn Biên phòng Long Hòa, xã Long Hòa.

Đại úy Lê Thế Đại, đồn phó nghiệp vụ đồn biên phòng Long Hòa, cho biết, ngay khi nhận được lệnh, đồn đã nhanh chóng triển khai công tác cứu hộ cứu nạn. Chiếc tàu mang số hiệu BP141201 được huy động, với 23 cán bộ chiến sĩ. Tuy nhiên do đêm tối việc tìm kiếm khá khó khăn. 

Chìm tàu ở Cần Giờ: Tàu đang sửa mang cho thuê? - ảnh 2
Đại tá Lê Ngọc Hùng trả lời báo chí: Ảnh: Đặng Vỹ

Đại úy Đại cho biết, khu vực Cồn Ngựa là nơi rất nguy hiểm, thường có sóng cồn bất ngờ, lại thêm sóng lớn do ảnh hưởng cơn bão số 5, nên tàu nhỏ vào đây chắc chắn bị lật chìm. “Đến cả bộ đội biên phòng khi đi tuần tiễu, qua khu vực này cũng rất ái ngại và hết sức cẩn trọng. Có lúc vẫn phải nhờ đến người dân thạo sông nước và khu vực mới dám đi vào khu vực này”, đại úy Đại nói.

Nhờ có sự mưu trí và kinh nghiệm của trạm trưởng, thượng úy Hoàng Gia Khánh, công cuộc tìm kiếm đã có kết quả. Bằng kinh nghiệm của mình, thượng úy Khánh đoán hướng sóng, hướng gió, tổ chức chặn đầu, đón lõng. Nhờ đó đến 1 giờ sáng 3/8, cán bộ chiến sĩ trên tàu BP121201 đã phát hiện được nơi con tàu đang bị đắm, đã trôi khá xa nơi bị nạn ban đầu.

Hiện 21 người đã được cứu sống, trong đó có cặp vợ chồng người nước ngoài. Đến trưa 3/8, chiếc tàu bị nạn được kéo về Vũng Tàu và phát hiện xác một phụ nữ mắc kẹt trong tàu là Nông Thị Thiên (SN) 1989, làm nghề phụ bếp. 8 người mất tích vẫn đang được tìm kiếm.

CPCP Sản xuất ống thép Dầu khí Việt Nam cho rằng chuyến đi này hoàn toàn không phải là công tác của cơ quan, mà do cán bộ công nhân, nhân viên tự thuê, tự đi. Điều đáng nói là đến thời điểm này, Công ty Vietsec cho rằng họ không cho thuê con tàu này! Như vậy, từ đâu con tàu từ trong xưởng sửa chữa lại lọt ra ngoài, đưa vào sử dụng? 

Đặng Vỹ

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !