Chiến trường K: Trận xóa sổ căn cứ 547 của PolPot

Trận đánh xóa sổ căn cứ 547 là thắng lợi đầu tiên mở màn cho chiến dịch đi đến xóa sổ toàn bộ trung tâm đầu não cố thủ của Pôn Pốt (PolPot) ở Ba Biên - Pắc Úm.

Một ngày cuối năm 2013, tại nhà riêng của Đại tá Võ Văn Bảy ở số 228 Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng, tôi được nghe ông kể về những câu chuyện khi làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Cam-pu-chia. Trong những câu chuyện đó, tôi đặc biệt chú ý đến trận đánh xóa sổ căn cứ 547. Đây là thắng lợi đầu tiên mở màn cho chiến dịch đi đến xóa sổ toàn bộ trung tâm đầu não của Pôn Pốt ở Ba Biên - Pắc Úm.

Đại tá Võ Văn Bảy, nguyên Phó tham mưu trưởng Mặt trận 579 (Quân khu 5), mặc dù đã 83 tuổi nhưng vẫn nhớ rành rọt về trận đánh cách đây 30 năm.

Chiến trường K: Trận xóa sổ căn cứ 547 của PolPot - ảnh 1

Đại đội 1, Tiểu đoàn 10, Trung đoàn Pháo binh 729 tham gia Chiến dịch Ba biên giới năm 1987. Ảnh tư liệu

Sau khi chế độ Pôn Pốt - Iêng xa-ri bị lật đổ, chúng dạt về khu vực biên giới Thái Lan để củng cố, xây dựng lực lượng. Pôn Pốt đã khôi phục, thành lập lại hơn 20 đầu sư đoàn và các căn cứ quân sự nằm dọc biên giới Cam-pu-chia - Thái Lan. Từ đó, chúng liên tục phát động các chiến dịch tấn công tại chỗ hay phản công gây nhiều khó khăn cho cách mạng Cam-pu-chia.

Pôn Pốt chọn dãy Đăng Rếch ở biên giới Đông Bắc Cam-pu-chia xây dựng các căn cứ quân sự. Dãy Đăng Rếch kéo dài hàng trăm cây số, rộng hơn 30 cây số, cao 400-600 mét. Từ dưới nhìn lên Đăng Rếch như một bức trường thành với nhiều ngọn núi hiểm trở. Nhiều khu vực muốn lên phải dùng thang dây.

Trong đó, Pôn Pốt chọn cao điểm 547 xây dựng thành căn cứ quân sự mạnh nhất cánh quân phía Đông Bắc. Quân Pôn Pốt phòng thủ ở căn cứ 547 có hai sư đoàn 612 và 616. Ngoài ra còn có hai tiểu đoàn pháo binh, 1-2 phi đội máy bay. Chúng chia căn cứ 547 thành hai tầng phòng thủ. Tầng dưới chúng gài các loại mìn chống bộ binh, mìn chống tăng. Tầng trên chúng treo hàng nghìn quả mìn trên cây và trên các vách đá.

Tại đây, vào các năm 1981, 1982 và 1983 ta đã nhiều lần tiến công tiêu diệt căn cứ 547 nhưng đều không thành công. Một trong những nguyên nhân cơ bản mà Quân khu 5 và Mặt trận 579 xác định là do thiếu nước. Mùa khô ở khu vực này mọi dòng sông, khe suối đều cạn kiệt, thiếu nước dẫn đến bộ đội khát không đủ sức để tiến công đành phải rút lui. Còn mùa mưa thì nước chảy ào ào như thác không thể tiến công được.

Chiến trường K: Trận xóa sổ căn cứ 547 của PolPot - ảnh 2

Đại tá Võ Văn Bảy (đội mũ, thứ 2 từ trái sang) trò chuyện với các cựu chiến binh Đại đội 6 Công trình, Mặt trận 579 (Quân khu 5).

Sau khi nhận chức Tư lệnh Quân khu 5, Trung tướng Nguyễn Chơn đã cùng chỉ huy Mặt trận 579 đi thị sát thực địa. Đầu năm 1984, Quân khu 5 tập trung lớn lực lượng quyết tâm tiêu diệt căn cứ 547 mở màn cho chiến dịch tiêu diệt toàn bộ tập đoàn quân Pôn Pốt ở vùng biên giới Đông Bắc Cam-pu-chia. Lực lượng Quân khu sử dụng bao gồm: Sư đoàn 307, Sư đoàn 2 thiếu (gồm Trung đoàn 1 và Trung đoàn 143 của Sư đoàn 315), một trung đoàn pháo, một trung đoàn cao xạ, một tiểu đoàn xe tăng, một tiểu đoàn xe bọc thép, cùng một số đơn vị kỹ thuật khác do Trung tướng Nguyễn Chơn, Tư lệnh Quân khu trực tiếp chỉ huy. Rút kinh nghiệm những lần trước, đi đôi với việc chuẩn bị chiến trường như tổ chức lực lượng trinh sát chặt chẽ từ trung đoàn, sư đoàn đến mặt trận, đặt các đài quan sát... ông chỉ đạo bộ phận hậu cần chuẩn bị đầy đủ nước cho bộ đội, cụ thể như tổ chức một đội xe chở nước gồm 30 chiếc, trong đó có 10 xe bọc thép hộ tống chuyển nước đến các trạm tiếp nước của các trung đoàn sát với trận địa để phục vụ bộ đội. Ngoài bình tông cá nhân, bộ phận hậu cần còn mua hàng ngàn chiếc can nhựa, bao ni lông có sức chứa 20-30 lít trang bị cho các tiểu đội, trung đội. Nhờ bảo đảm đầy đủ nước nên cán bộ, chiến sĩ rất yên tâm bước vào trận đánh.

Từ ngày 20-4-1984, ta triển khai lực lượng bao vây, áp sát khu căn cứ 547.

Đúng 7 giờ ngày 25-4-1984, quân ta đồng loạt nổ súng tiến công căn cứ 547.

Sáng 27-4, trận đánh kết thúc thắng lợi, toàn bộ sở chỉ huy căn cứ 547 của địch bị xóa xổ. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 1.800 tên địch; bắt sống 300 tù binh; thu hơn 515 khẩu súng các loại, 5 kho quân trang, lương thực...

Sau trận đánh, đồng chí Lê Đức Anh, Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Cam-phu-chia trực tiếp đến động viên, khen ngợi lực lượng Quân khu 5 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng thời, Bộ tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Cam-phu-chia tổ chức hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm về trận đánh xóa sổ căn cứ 547 cho tất cả các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam đang có mặt ở Cam-pu-chia.

Nguồn: NGUYỄN VĂN CHUNG (QĐND)

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !