Chiêm ngưỡng Pháp Môn - ngôi chùa lớn bậc nhất Trung Quốc

Được xây dựng cách đây đã hơn 1.800 năm, chùa Pháp Môn, còn được gọi là “Quan Trung Tháp Miếu Thủy Tổ” - tổ tiên của các ngôi chùa trong khu vực Quan Trung, hiện còn lưu giữ được rất nhiều bảo vật quý từ hàng ngàn năm.

Chùa Pháp Môn tọa lạc ở thị trấn Pháp Môn, huyện Phù Phong, TP. Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Theo truyền thuyết, năm 268 - 232 trước Công nguyên, sau khi Vua A Dục thống nhất Ấn Độ để truyền bá chánh pháp, đức vua đã cử nhiều phái đoàn đem xá lợi Đức Phật đến các nước để xây tháp tôn thờ.

Tại Trung Quốc có 19 nơi được đón nhận tôn thờ xá lợi Phật, chùa Pháp Môn là một trong 19 nơi như vậy.

Chiêm ngưỡng Pháp Môn - ngôi chùa lớn bậc nhất Trung Quốc - ảnh 1

Toàn cảnh tháp Hiệp Chưởng và Quảng trường Vạn Phước. (Ảnh: D.L)

Chùa Pháp Môn vốn có tên là A Dục Vương Tự. Năm 625, Đường Cao Tổ Lý Uyên ra sắc phong trùng tu và đổi tên thành “Pháp Môn Tự”. Kể từ lúc mới được thành lập cho đến nay, chùa Pháp Môn đã trải qua nhiều cuộc thịnh suy, bị hư hại rồi lại được trùng tu rất nhiều lần.

Ngày 8/4/1987, Ban Trùng tu Bảo tháp đã phát hiện ra địa cung dưới lòng đất Bảo tháp. Trong Bảo tháp có cất giữ xá lợi ngón tay Phật cùng 2.499 văn vật của Phật Giáo, trong đó có 121 vật bằng vàng bạc.

Năm 2001, Khu văn hóa Phật Giáo Pháp Môn tự được xây dựng với quy mô to lớn gồm hai bộ phận là khu triển lãm văn hóa Phật Giáo và khu phục vụ tổng hợp.

Ngày 9/5/2009, đại lễ khánh thành Bảo tháp Hiệp Chưởng và an vị Xá lợi Ngón tay Phật tại chùa Pháp Môn được long trọng tổ chức. Xá lợi ngón tay Đức Phật Thích Ca từ đây được an vị vĩnh viễn trong Bảo tháp Hiệp Chưởng.

Chiêm ngưỡng Pháp Môn - ngôi chùa lớn bậc nhất Trung Quốc - ảnh 2

Phối cảnh chùa Pháp Môn. (Nguồn: phattuvietnam.net)

Hiện tại, quần thể chùa Pháp Môn bao gồm, bên cạnh ngôi chính điện nguy nga, ngôi tháp 13 tầng cao 148m và nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Đặc biệt nhất phải kể đến Viện bảo tàng chùa Pháp Môn, nơi trưng bày những bảo vật, di vật được tìm thấy trong địa cung của chùa cùng những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật Phật giáo qua các triều đại lịch sử.

Tuy nhiên, do yêu cầu của công tác bảo tồn, muốn chiêm bái linh cốt xá lợi ngón tay Phật, du khách phải tới đây vào thứ 7, chủ nhật hoặc các ngày lễ. Còn những ngày khác, du khách chỉ được ngắm hình ảnh mô phỏng.

Hàng năm, chùa Pháp Môn thu hút rất đông khách hành hương trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái và đảnh lễ xá lợi Phật.

Một số hình ảnh chùa Pháp Môn:

Chiêm ngưỡng Pháp Môn - ngôi chùa lớn bậc nhất Trung Quốc - ảnh 3

Các hồ nước tượng trưng cho sự gột rửa tâm trí trước khi vào chánh điện. (Ảnh: D.L)

Chiêm ngưỡng Pháp Môn - ngôi chùa lớn bậc nhất Trung Quốc - ảnh 4

Hai bên lối vào rộng là tượng đồng khổng lồ của các La Hán, Bồ Ttát. (Ảnh: D.L)

Chiêm ngưỡng Pháp Môn - ngôi chùa lớn bậc nhất Trung Quốc - ảnh 5
Chiêm ngưỡng Pháp Môn - ngôi chùa lớn bậc nhất Trung Quốc - ảnh 6
Chiêm ngưỡng Pháp Môn - ngôi chùa lớn bậc nhất Trung Quốc - ảnh 7
Chiêm ngưỡng Pháp Môn - ngôi chùa lớn bậc nhất Trung Quốc - ảnh 8

Ngôi tháp 13 tầng cao 148m bên trong quần thể Chùa. (Ảnh: D.L)

Chiêm ngưỡng Pháp Môn - ngôi chùa lớn bậc nhất Trung Quốc - ảnh 9
Chiêm ngưỡng Pháp Môn - ngôi chùa lớn bậc nhất Trung Quốc - ảnh 10

Phóng viên trước sảnh chùa Pháp Môn.

Chiêm ngưỡng Pháp Môn - ngôi chùa lớn bậc nhất Trung Quốc - ảnh 11

Với giá10 NDT (khoảng 33.000 đồng Việt Nam), du khách có thể mua được 3 túi ngũ cốc để đặt lên các ban thờ cầu may. (Ảnh: D.L)

Chiêm ngưỡng Pháp Môn - ngôi chùa lớn bậc nhất Trung Quốc - ảnh 12

Trước khi vào chính điện, du khách cần đeo túi vải bên ngoài giày để giữ cho chính điện luôn sạch sẽ. (Ảnh: D.L)

Chiêm ngưỡng Pháp Môn - ngôi chùa lớn bậc nhất Trung Quốc - ảnh 13
Chiêm ngưỡng Pháp Môn - ngôi chùa lớn bậc nhất Trung Quốc - ảnh 14
Chiêm ngưỡng Pháp Môn - ngôi chùa lớn bậc nhất Trung Quốc - ảnh 15
Chiêm ngưỡng Pháp Môn - ngôi chùa lớn bậc nhất Trung Quốc - ảnh 16

Rời khu chính điện, du khách sẽ sang khu bảo tháp tháp Hiệp Chưởng cao 148m, nơi thờ xá lợi ngón tay Phật. (Ảnh: D.L)

Chiêm ngưỡng Pháp Môn - ngôi chùa lớn bậc nhất Trung Quốc - ảnh 17

Phía dưới tháp có địa cung được phát lộ năm 1987. (Ảnh: D.L)

Chiêm ngưỡng Pháp Môn - ngôi chùa lớn bậc nhất Trung Quốc - ảnh 18

Ở đây trưng bày các hộp đựng xá lợi mô phỏng theo nguyên mẫu. (Ảnh: D.L)

Chiêm ngưỡng Pháp Môn - ngôi chùa lớn bậc nhất Trung Quốc - ảnh 19

Các hộp lưu giữ xá lợi Phật được trưng bày tại đây. Đây là hộp cất giữ 1 trong 4 xá lợi, có 7 lớp, trong đó có 3 lớp bằng bạc, 2 lớp bằng vàng và 2 lớp bằng gỗ. (Ảnh: D.L)

Chiêm ngưỡng Pháp Môn - ngôi chùa lớn bậc nhất Trung Quốc - ảnh 20

Hộp cất giữ xá lợi Phật 4 lớp, gồm vàng, bạc, ngọc, thủy tinh. (Ảnh: D.L)

Chiêm ngưỡng Pháp Môn - ngôi chùa lớn bậc nhất Trung Quốc - ảnh 21

Cây trượng của Đức Phật làm bằng vàng (2 lượng) và bạc (58 lượng), dài 1,6m. (Ảnh: D.L)

Chiêm ngưỡng Pháp Môn - ngôi chùa lớn bậc nhất Trung Quốc - ảnh 22

Ngoài ra, bảo tàng còn trưng bày nhiều cố vật quý như đĩa ngọc lưu ly, đồ gốm mật sắc, đồ đồng, vàng, bạc... chỉ được dùng cho vua chúa. (Ảnh: D.L)

Theo TG&VN

Fansipan, Sa Pa - điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ 2/9

Kỳ nghỉ lễ 2/9 kéo dài 4 ngày sẽ là thời điểm lý tưởng cho một chuyến đi du lịch tại Fansipan, Sa Pa - nơi nắng vàng như rót mật, khí hậu mát lạnh, ruộng bậc thang mùa lúa chín rực vàng và tưng bừng các lễ hội.

Lý do Hà Nam có cơ hội trở thành ‘Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á’

Được kỳ vọng là “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á”, Hà Nam là nơi-phải-đến dành cho những ai yêu thích khám phá các lớp trầm tích văn hoá bản địa.

Hà Nam được đề cử 2 hạng mục tại World Travel Awards lần thứ 31

Hà Nam vừa xuất sắc lọt vào danh sách đề cử World Travel Awards lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương, tại 2 hạng mục “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á”.

Fansipan rực rỡ với thảm hoa tím trải dài tới tận chân trời

Tháng 8, đồi hoa tím trải rộng hơn 15.000m2 tại Sun World Fansipan Legend rực rỡ khoe sắc, làm đẹp cho bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ của dãy núi cao nhất Việt Nam.

Không sinh được con gái, bố chán nản đặt tên khiến chàng trai khốn khổ nhiều năm

Người đàn ông Bình Định tâm sự, anh từng suýt bị trầm cảm bởi cái tên oái oăm.

Bí ẩn 3 ngôi mộ trong hang đá ở Ninh Bình, thi hài được chôn trong tư thế nằm co

Cửa động rộng khoảng 10m, cao khoảng 20m. Trong động có nhiều nhũ đá, khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng cồng, tiếng chiêng của người Mường.

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên khiến cả phòng 'bừng tỉnh' vì cái tên lạ

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười vì sở hữu cái tên quá độc lạ, Lưu Kim Jin Đông.

Xuất hiện bông sen Tịnh Đế quan âm siêu hiếm ở Nghệ An

Các đầm sen ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong mấy năm trở lại đây xuất hiện nhiều bông sen Tịnh Đế khác nhau, vậy nhưng sự xuất hiện cặp sen Tịnh Đế quan âm được xem là siêu hiếm.

Người phụ nữ mặc áo dài, đứng sau cửa kính làm điều lạ lùng mỗi chiều ở TPHCM

Chiều xuống, bà chủ cửa hàng lại mặc những bộ áo dài thật đẹp rồi đứng trên sân khấu được dựng phía sau ô cửa kính để hát tặng người đi đường.

Uống chai nước bí ẩn trôi trên biển, nhóm ngư dân chết 'bất đắc kỳ tử'

Một nhóm ngư dân gồm 4 người đã tử vong và 2 người trong tình trạng nguy kịch sau khi uống chất lỏng bí ẩn trong những cái chai trôi nổi trên biển hôm 29/6.

Đang cập nhật dữ liệu !