Chỉ tốt nghiệp THPT, nữ CEO khởi nghiệp doanh thu chục tỷ, gây bão Shark Tank

18 tuổi, ngay sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Thị Thu Hoa (dân tộc Mường, Phú Thọ) quyết định khởi nghiệp khi nhìn thấy tiềm năng phát triển món ăn truyền thống của quê hương.

Năm 2010, sau khi tốt nghiệp THPT, cô gái sinh năm 1992 Nguyễn Thị Thu Hoa lập gia đình như nhiều bạn bè đồng trang lứa ở vùng quê Thanh Sơn, Phú Thọ.

Khi đó, Hoa tìm đến món thịt chua với suy nghĩ đơn giản là làm sao để lo cơm áo, gạo tiền cho gia đình. “Tôi thấy người Mường ở Thanh Sơn (Phú Thọ) quê mình có món thịt chua khá hấp dẫn nhưng chưa nhiều người biết đến. Thấy món đặc sản gần gũi mình từ nhỏ, nên lúc đó tôi cũng làm để bán mưu sinh như mọi nhà”. 

Thời điểm Hoa chập chững bắt đầu khởi nghiệp, ở huyện Thanh Sơn - Phú Thọ đã có không ít hộ dân tự làm và bán nhỏ lẻ, thậm chí một số đã có tiếng nhất định trong huyện. Có những hộ đã sản xuất và bán được đến 200 kg thịt, tương đương khoảng 800-1000 hộp/ngày. 

“Lúc nào tôi cũng nghĩ làm thế nào để một ngày mình có thể sản xuất được nhiều như vậy. Thậm chí, khi đó, mẹ tôi còn gàn: "Đó là chuyện viển vông, con chỉ cần tập trung lo đủ tiền nuôi gia đình là được’”. 

277231614-3129542860646725-6595605859995232766-n.jpg

Thế nhưng, khát vọng vẫn khiến cô gái trẻ trăn trở. Hoa cho hay, thịt chua vốn có từ lâu đời của dân tộc Mường, tuy nhiên trước đây sản phẩm này mới chỉ được tạo ra một cách nhỏ lẻ, chưa có công thức cụ thể, chỉ bằng kinh nghiệm áng chừng. Để sản xuất hàng loạt mà vẫn giữ nguyên được hương vị đặc trưng cũng như ổn định về chất lượng của sản phẩm, cô gái 18 tuổi khi đó đã phải mất nhiều thời gian tìm tòi và thử nghiệm. 

“Thời gian đầu, tôi chỉ làm thủ công bằng áng tay và bán lẻ từ 20-30 hộp/ngày. Khi khách hàng ăn thử đã cho nhiều phản hồi khác nhau về hương vị, độ mặn, độ chua,... Cũng vì những trải nghiệm khác nhau đó, người tiếp tục ủng hộ, nhưng cũng có số không mua lại. Thậm chí, có những người còn bày tỏ thái độ tiêu cực và “một đi không trở lại”. Từ những phản hồi tích cực lẫn những ý kiến còn chưa hài lòng càng khiến tôi đặt quyết tâm phải tìm ra được một công thức chuẩn cho món ăn này”. 

Với số vốn ban đầu ít ỏi, mỗi lần Hoa chỉ mua 1-2kg thịt để thử nghiệm. Sau nhiều năm cố gắng tìm ra công thức, số lượng thịt sản xuất ra ngày càng tăng lên.

Từ lúc nảy sinh ý tưởng cho đến khi chốt được công thức cuối cùng, Hoa đã phải thử nghiệm nhiều lần với vài chục công thức (tỷ lệ, thời gian, nhiệt độ ủ thịt) khác nhau. Quá trình này kéo dài gần 1 năm. Có những lần thử nghiệm, dù sắp ra công thức, nhưng vì nóng vội, sản phẩm hỏng và cô phải bắt đầu lại từ đầu.

Cô gái trẻ vẫn nhớ như in kỷ niệm từng “khóc tu tu” khi rất nhiều sản phẩm hỏng phải bỏ đi. 

“Khi có kinh nghiệm, tôi dần tăng số lượng thịt lên. Một lần, khi gần như đã nắm chắc công thức, tôi quyết định mua 15 kg thịt về thử nghiệm. Tôi ủ thịt trong thùng xốp, cứ 1-2 giờ đồng hồ lại kiểm tra, căn chỉnh nhiệt. Sau hơn 1 ngày thức canh, vì quá mệt nên tôi ngủ quên mất và số thịt bị quá nhiệt và hỏng. Tỉnh dậy, nhìn đống thịt hỏng, tôi bật khóc, vừa tiếc tiền vừa tiếc công sức”, Hoa kể.

Tạo ra được công thức đã khó, bắt tay vào phát triển thị trường, Hoa mới hiểu rằng thịt chua là món ăn còn quá mới mẻ với mọi người. Thời gian đầu, cũng chỉ những người dân ở huyện Thanh Sơn và một số huyện lân cận biết đến món ăn này. Ngay như ở TP Việt Trì, rất ít người biết đến món thịt chua. 

“Thời gian đầu, để bán được hàng, tôi luôn phải mất rất nhiều thời gian để giải thích ‘thịt chua’ là gì. Việc này đã khó, việc để người ta tin rằng thịt chua an toàn và nhớ đến thương hiệu của mình lại còn khó hơn”.

z5225234245747 395ac905e6bb4e59745f80609e4e47e3.jpg
CEO Nguyễn Thị Thu Hoa trong buổi giao lưu với độc giả Báo VietNamNet mới đây.

Hoa cho rằng, ý tưởng khởi nghiệp của mình thành công đến từ 3 điểm: Sản phẩm, cách bán hàng, truyền thông. 

Về sản phẩm, thông thường thịt chua chỉ bảo quản được từ 5-7 ngày. Còn sản phẩm của Hoa, sau khi cải tiến, ngoài việc giữ được chất lượng ổn định, còn bảo quản được 2 tháng trong ngăn mát tủ lạnh dù không cần đến chất bảo quản. “Điều này giúp cho chúng tôi mở rộng được hệ thống đại lý, bởi đơn giản, càng dễ bảo quản, các đại lý càng muốn nhập sản phẩm của mình. 

Về cách bán hàng, tôi nghĩ nếu chỉ một mình bán, dù có giỏi đến mấy, mỗi ngày cũng chỉ bán được từ 200-400 hộp. Vì vậy, tôi thay đổi cách thức bán hàng, bằng việc mời nhiều nhà phân phối, thương lái cùng tham gia. Tôi cũng đưa ra mức chiết khấu 20-30% tiền thu được từ doanh số để động viên họ”. 

Song, có lẽ yếu tố lớn nhất quyết định thành công của cô gái Mường ngày hôm nay là ở sự nhanh nhạy trong truyền thông. Hoa là người đầu tiên trong “làng thịt chua” thực hiện việc in tem màu để dán lên các hộp thịt cho bắt mắt. Cô cũng tìm cách đặt thêm biển hiệu quảng cáo mặt hàng của mình tại các điểm bán, đại lý.

“Lúc đó, đã có những người bảo tôi ‘làm màu’, ‘không biết bán được bao nhiêu mà biển với hiệu’. Thời điểm đó, có thể nói, tôi cũng là một trong số những người đầu tiên đưa thông tin về thịt chua lên mạng để thuận tiện cho khách hàng tìm hiểu và biết đến hơn về món ăn này”, Hoa kể.

Năm 2015, Công ty sản xuất và thương mại Trường Foods do Hoa làm giám đốc chính thức thành lập, có trụ sở chính tại thị trấn Thanh Sơn (huyện Thanh Sơn, Phú Thọ). Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, Hoa đăng ký tem truy xuất nguồn gốc nhằm giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng biết được nguồn gốc, xuất xứ, thành phần và thêm tin tưởng.

Bên cạnh đó, Hoa tập trung phát triển kênh phân phối, đến nay, đã có hơn 8.000 điểm bán thịt chua trên khắp các tỉnh, thành. Sản phẩm của công ty cũng chiếm 40% thị phần thịt chua trên toàn tỉnh Phú Thọ. Tính đến tháng 9/2023, Trường Foods bán ra thị trường khoảng 2,5 triệu sản phẩm.

Hoa kể ngày học phổ thông, bản thân không phải là học sinh giỏi, chỉ là một học sinh rất bình thường trong lớp. Tuy nhiên, sau này, khi nhìn lại, chị thấy rằng những kiến thức học được có thể giúp mình vận dụng vào nhiều tình huống, vấn đề trong cuộc sống và ngay cả trong hành trình khởi nghiệp và kinh doanh. Giờ đây, bản thân chị và cả những nhân viên vẫn đang tiếp tục học mỗi ngày, chỉ khác ở hình thức và cách thức bổ sung kiến thức. 

Hoa cho rằng, như câu chuyện của chính mình, việc khởi nghiệp không phải lúc nào cũng cần mất nhiều tiền. “Điều quan trọng là chúng ta có thực sự quyết tâm với hai từ ‘khởi nghiệp’ hay không. Việc khởi nghiệp của tôi, ban đầu chỉ từ vài kg thịt. Nhưng có lẽ để khởi nghiệp, việc đầu tiên là phải dám làm, thoát được tư duy sợ thất bại. Tôi vẫn nói với các bạn trẻ hơn sau này, hành động đi, đúng sẽ nhận kết quả, sai sẽ có được những bài học cho riêng mình ở những hành trình tiếp theo”.

Hoa kể, khó khăn lớn nhất với bản thân là giai đoạn đầu khởi nghiệp. “Lúc đó, tôi không vốn, không kinh nghiệm, không người định hướng. Có thể nói, tất cả đều là con số 0. Với một cô gái lúc đó mới chỉ 18 tuổi, mọi việc đều mới mẻ và đầy áp lực. Thời gian đầu vào việc, tôi còn nghĩ tại sao mình làm gì cũng sai, việc nào cũng khó. Nhưng cái chính là tôi đã vượt qua được chính mình và dám hành động. Tôi gặp rất nhiều vấn đề, nhưng càng vì thế càng phải tìm giải pháp. Cứ khi nghĩ ra một hướng giải pháp nào, dù chỉ dám chắc ít phần trăm đúng hướng, tôi vẫn thực hiện và quyết tâm tìm ra phương án giải quyết đến cùng trước khi bỏ cuộc”.

Kỷ niệm khó khăn nhất với Hoa đến vào năm 2018- giai đoạn có thể coi là “đỉnh thành công” trong 8 năm đầu khởi nghiệp. “Năm đó, tôi đầu tư toàn bộ vốn liếng và vay thêm ngân hàng để đầu tư nhà xưởng, xe hàng đông lạnh... Thế nhưng, chỉ sau mấy tháng, trận lũ lịch sử ở huyện Thanh Sơn đã nhấn chìm toàn bộ cơ đồ đó cùng hàng hóa. Thiệt hại lên đến gần 10 tỷ đồng. Lúc đó, tôi vừa buồn vừa nản chí.

Nhưng, nhìn nhân viên của mình càng thương hơn. Cứ đi vào nhà xưởng, thấy nhân viên, rồi nghĩ đến đồng lương của họ, tôi lại rớt nước mắt. Nghĩ vậy, tôi không cho phép mình được buồn, được nản nữa để động viên, thúc giục mọi người cùng nhau sản xuất để khắc phục thiệt hại”, Hoa kể.

Hoa cho hay mình khởi nghiệp từ thịt chua - một sản phẩm quen thuộc của dân tộc, địa phương. Vì vậy, việc khởi nghiệp không phải chỉ đến từ những công việc hay ý tưởng to lớn mà có thể bắt nguồn từ những điều nhỏ trong cuộc sống hằng ngày, từ những thế mạnh hay kinh nghiệm của mỗi người. 

Những nỗ lực của cô gái trẻ ngày càng dần được ghi nhận. Năm 2022, cô gái dân tộc Mường giành giải nhất cuộc thi Ý tưởng thanh niên khởi nghiệp cấp quốc gia do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Cùng năm, chị cũng đạt giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng.

Nguyễn Thị Thu Hoa cũng đang là 1 trong 20 đề cử cho Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. Hoa cho hay, trong thời gian tới, công ty sẽ tập trung nghiên cứu, sản xuất thêm những sản phẩm cùng kênh phân phối của mình như nem chua,...

“Chúng tôi sẽ phát triển thêm dòng sản phẩm thịt chua cao cấp làm từ thịt lợn mán - đặc sản của dân tộc Mường. Đồng thời, tôi muốn mở rộng quy mô công ty và hệ thống nhà phân phối để tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh cũng như việc làm cho người dân trong và ngoài địa phương”.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Đang cập nhật dữ liệu !