Chỉ nốt loét nhỏ, nhiều trẻ nguy kịch vì căn bệnh lây nhanh, biến chứng nguy hiểm

Chỉ vài nốt loét báo động trẻ mắc căn bệnh lây truyền nhanh, có thể lui bệnh và hồi phục hoàn toàn sau 8-10 ngày hoặc có biến chứng thần kinh, suy hô hấp, suy tuần hoàn,… dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Chị Nguyễn Thu Hà (TP.HCM) cho biết con nhà chị mắc tay chân miệng, ban đầu bé chỉ nổi 1 vài nốt ở miệng, trong lòng bàn tay, bàn chân và sốt nhẹ. Chị Hà cho con đi khám các bác sĩ bảo viêm họng. Chị Hà có chỉ các nốt hỏi các bác sĩ có phải tay chân miệng không thì các bác sĩ bảo dấu hiệu không điển hình về theo dõi thêm.

2 ngày sau bé bắt đầu có dấu hiệu giật mình. Chị tiếp tục cho bé đi tái khám và phải nhập viện ngay. May mắn qua 2 ngày bé cắt được cơn giật mình. Trong hai ngày, bà mẹ trẻ này thức suốt đêm để trông con không dám chợp mắt và sợ hãi vì con suýt chút đã không giữ được tính mạng.

Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM các bác sĩ cũng đang điều trị cho bé 3 tuổi từ Hậu Nghĩa, Long An trở nặng chỉ sau 2 ngày sốt cao liên tục. Ban đầu bé cũng có 1 hai nốt loét nhỏ. Bé vào viện trong tình trạng suy hô hấp. Các bác sĩ cho thở máy, chống gồng giật tốt, truyền Gammaglobulin (IVIG) kịp thời... may mắn thoát đợt phù phổi cấp, suy hô hấp. Ca bệnh của bé được đánh giá hồi phục ngoạn mục.

Bé K. P 6 tháng tuổi từ An Giang cấp cứu vì tay chân miệng. Theo gia đình, bé P. khởi bệnh chỉ nổi bóng nước tay chân đúng một ngày, sốt cao liên tục và có những cơn giật mình chới với liên tục, bé được chuyển lên Bệnh Viện Nhi Đồng thành phố.

Tại bệnh viện, bác sĩ xác định bé nhiễm virus tay chân miệng EV71, chủng dễ chuyển nặng. Cậu bé nằm viện hơn nửa tháng, bé bị phù phổi, mạch nhanh nẩy trên 200 lần/phút, phải thở máy, truyền nhiều thuốc ổn định mạch, huyết áp và lọc máu trong nhiều ngày... 
 

{keywords}
Một bệnh nhi vào viện cấp cứu vì tay chân miệng. 


Trong khi Covid-19 đang chiếm thượng phong thì các bệnh do virus, vi khuẩn khác cũng đang lưu hành, đặc biệt là tay chân miệng vẫn còn hoành hành. Virus vẫn có thể xâm nhập và tàn phá hệ hô hấp, tim mạch và thần kinh của những đứa trẻ.
 
Tại bệnh viện, nhiều trẻ nhập viện với  mụn nước hồng ban tay chân gối và loét họng, con nhanh chóng có triệu chứng thần kinh, giật mình, run yếu cơ liên tục và phù phổi cấp.

Các bác sĩ cảnh báo phụ huynh nên cẩn trọng với bệnh tay chân miệng đã vào mùa (tháng 3-4, 9-10 hằng năm), và các triệu chứng nặng diễn tiến nhanh khó lường.
 
Theo BS Nguyễn Minh Tiến – Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá.

Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh thường gặp ở trẻ tuổi mẫu giáo vì trẻ hay có thói quen cho tay vào miệng.

Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
 
Biểu hiện của bệnh, sốt nhẹ hoặc sốt cao, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, nôn ói, tiêu chảy vài lần trong ngày.

Loét miệng: Vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

Trẻ có thể hồi phục hoàn toàn sau 8-10 ngày hoặc có biến chứng thần kinh, suy hô hấp, suy tuần hoàn,… dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
 
Cần theo dõi sát, đi khám ngay nếu con mắc bệnh kèm sốt cao liên tục hoặc ngủ giật mình chới với, đi đứng loạng choạng, run yếu tay chân, hôn mê, co giật...

BS Tiến cho biết tay chân miệng hiện chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh, chủ yếu là phòng ngừa tổng quát, phụ huynh lưu ý: Mang khẩu trang, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà bông, đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, tiếp xúc phân, nước bọt khăn trải giường của trẻ.

Hàng ngày, cha mẹ cần rửa sạch đồ chơi, vật dụng, tay nắm cửa, thanh vịn, lan can, sàn nhà, sau sàn bằng nước xà bông.

Với trẻ bị tay chân miệng cần cách ly trẻ bệnh tại nhà, không cho đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.
 
Khánh Chi

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng

Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Đang cập nhật dữ liệu !