Trăn trở với những người lao động tự do, người nghèo mất việc, gặp khó khăn trong mùa dịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) đã liên kết với các nhà hảo tâm tổ chức mô hình “thực phẩm 0 đồng”.
"Dịch diễn biến phức tạp, phải cách ly xã hội khiến nhiều người mất việc, rơi vào khó khăn. Thấy vậy, chúng tôi đã kêu gọi các nhà hảo tâm chung tay hỗ trợ, giúp đỡ bà con. Đến nay, Hội phụ nữ huyện, xã đã tổ chức mô hình tại 10 địa phương khó khăn trong huyện”, bà Nguyễn Thị Mừng, Chủ tịch Hội LHPN huyện Đại Lộc thông tin.
Từ lúc kêu gọi xây dựng mô mình “thực phẩm 0 đồng”, Hội LHPN huyện Đại Lộc đã nhận được nhiều hỗ trợ của mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh.
“Biết được lời kêu gọi, có cụ ông còn hái rau trong vườn rồi bảo con cháu chở đến Hội LHPN nhờ chia sẻ với người dân gặp khó khăn. Những hình ảnh, việc làm đó chúng tôi thật sự rất xúc động…”, Chủ tịch Hội LHPN huyện Đại Lộc kể.
Sau khi tiếp nhận những nhu yếu phẩm hỗ trợ người dân, chị em trong Hội LHPN huyện và các xã sẽ tổ chức phân loại, đóng gói cẩn thận rồi đưa hàng hóa đến các xã khó khăn. Hàng hóa được sắp xếp cẩn thận, ngăn nắp ở các nhà văn hóa để người dân tự đến lấy.
Tại các nhà văn hóa những bao gạo, dầu ăn, trứng, sữa, rau củ… sẽ được sắp xếp gọn gàng trên bàn và kệ sắt như một “siêu thị mini” để người dân dễ lấy.
Những nhu yếu phẩm này hoàn toàn miễn phí. Người dân chỉ cần trả bằng…nụ cười.
Để đảm bảo công tác phòng chống dịch, tránh tụ tập đông người, mỗi lần chỉ có một người vào “siêu thị” để lấy thực phẩm mình cần. Bên ngoài, những người còn lại sẽ ngồi cách nhau 2m đợi tới lượt.
Người dân chỉ đến lấy những gì cần thiết. Những thực phẩm gia đình đã có, họ sẽ nhường lại cho người vào sau.
Mỗi người chỉ lấy lượng hàng hóa nhỏ đủ dùng.
Ông Trần Quang Bảo (50 tuổi, ở xã Đại Tân, huyện Đại Lộc) chia sẻ, thường ngày ông đi làm phụ hồ ở Đà Nẵng, nhưng do ảnh hưởng của dịch nên giờ thất nghiệp. Vợ ông vừa mổ tim, 2 con chưa tìm được việc làm nên gia đình không có thu nhập. Khi nhận được các nhu yếu phẩm, ông Bảo rất xúc động.
“Mô hình rất ý nghĩa, gần 20 ngày nay tôi không làm gì ra tiền. Những nhu yếu phẩm nhận được sẽ phần nào giúp gia đình vượt qua khó khăn…”, ông Bảo bày tỏ.
Dù trời mưa hay nắng, chị em phụ nữ luôn đến nhà văn hóa rất sớm để chuẩn bị hàng hóa, sắp xếp "siêu thị".
Trên đường về các xã để tổ chức mô hình, không ít lần gặp những đoạn khó đi, xe ô tô không thể vào tận nơi, các chị em phụ nữ cùng người dân phải vận chuyển nhu yếu phẩm bằng xe máy.
Cũng trên con đường làng ấy, nhìn hình ảnh người dân “gánh” thực phẩm 0 đồng về lo cho bữa ăn gia đình thời dịch dã mới thấy tình nghĩa đồng bào chung tay, góp sức, giúp đỡ nhau lúc khó khăn quý trọng biết bao.
Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.
Chủ nhà đun nước trên bộ bàn ghế sofa rồi đi ra ngoài quên không tắt, gây ra đám cháy tại tầng 29 chung cư Lạc Hồng (Khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, Hà Nội).
Vào ngày 23/6, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tiếp tục lan tỏa thông điệp sống đầy qua sân chơi mới mang tên “FWD Cung đường sống đầy” được tổ chức tại TP.HCM.
Bên trong cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, hơn 71.000 cây mắm con đã cao 40-50cm, trở thành bãi sinh sản cho tôm cá, thu hút những đàn chim cót, chim nhàn… trở về làm tổ.
Mở quán cơm từ thiện 2.000 đồng ngay trước cổng bệnh viện, mỗi ngày chị Nguyễn Thị Huy (Gia Lai) đã chia sẻ khó khăn với hàng trăm người nghèo, nhất là những bệnh nhân.
7 năm qua, điểm cắt tóc miễn phí của chàng trai trẻ đã trở thành điểm đến quen thuộc của những người chạy xe ôm, bán vé số và sinh viên nghèo ở Đà Nẵng.
Phát hiện vàng lẫn trong túi quần áo cũ, nữ nhân viên cửa hàng 0 đồng lập tức báo cho người quản lý. Chị làm nghề giúp việc, hoàn cảnh gia đình chật vật nhưng không tham lam.
Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.
Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.