Chen nhau xem cảnh mỗi năm chỉ có 1 lần ở lễ hội Trò Trám

Vào dịp Xuân đến, cứ tới đêm 11, sáng 12/2 Âm lịch, tại xã Tứ Đán (Lâm Thao, Phú Thọ), sẽ diễn ra lễ hội Trò Trám, với nhiều phong tục độc đáo, trong đó điểm nhấn là lễ mật linh tình tình phộc.
Chen nhau xem cảnh mỗi năm chỉ có 1 lần ở lễ hội Trò Trám - ảnh 1

Trước khi tới lễ quan trọng, sẽ có những tập tục dân gian được tái hiện như các trò đi cày, đi cấy, câu cá, quay tơ dệt lụa, cầm lờ cầm đó đi bắt cá bắt cua, nghề mộc… Đây là các tiết mục trong trò “Tứ dân chi nghiệp” hay còn gọi là “bách nghệ khôi hài” - giống như một màn kịch dân gian vui nhộn khắc họa các nghề chính trong đời sống xã hội xưa như sỹ-công-nông-thương bằng các làn điệu dân ca độc đáo chỉ có ở Phú Thọ.

Chen nhau xem cảnh mỗi năm chỉ có 1 lần ở lễ hội Trò Trám - ảnh 2

Điểm nhấn chính của lễ hội là phần lễ mật. Thời gian diễn ra Lễ Mật cũng thử thách người tham dự, phải đúng 12h đêm lễ mới chính thức bắt đầu, đây cũng được coi là giờ thiêng đánh dấu khoảnh khắc của ngày và đêm, phút giao thoa của trời và đất.

Chen nhau xem cảnh mỗi năm chỉ có 1 lần ở lễ hội Trò Trám - ảnh 3

Gần 12h đêm, cụ chủ Lễ Mật tung đồng âm dương xin Thành Hoàng làng và các quan cho phép rước linh vật xuống để thực hiện nghi thức Lễ Mật.

Chen nhau xem cảnh mỗi năm chỉ có 1 lần ở lễ hội Trò Trám - ảnh 4

Cụ chủ lễ đưa “linh vật” cho một cặp nam nữ biểu tượng “sinh thực khí”. Đèn tắt phụt trong thời gian khoảng 1 phút, đồng thời vang lên khẩu lệnh của cụ chủ lễ “linh tinh tình phộc”. Sau khẩu lệnh, đôi nam nữ “phộc” sinh thực khí bằng gỗ vào nhau 3 lần. Họ tin rằng nếu đôi trai gái đâm trúng cả 3 lần thì năm đó, âm dương hòa hợp, mùa màng tươi tốt, cây cối xanh tươi...

Chen nhau xem cảnh mỗi năm chỉ có 1 lần ở lễ hội Trò Trám - ảnh 5

"Nõ" và "Nường", tượng trưng cho giới tính của nam và nữ, là linh vật chính của lễ hội, được làm bằng gỗ mít, sơn màu đỏ, là vật để tế và cầu cho nòi giống sinh sôi. Nghi lễ này chỉ thực hiện duy nhất một năm một lần.

Chen nhau xem cảnh mỗi năm chỉ có 1 lần ở lễ hội Trò Trám - ảnh 6

Theo cụ chủ lễ, trước kia, nơi đây là rừng trám nên các đôi trai gái có chỗ kín đáo để tâm sự. Nhưng giờ, rừng không còn nữa, các cặp trai gái cũng không còn chỗ để “tâm tình”. Phần nữa, có thể do ngày nay tình yêu được tự do, cởi mở hơn nên nhu cầu “tâm sự” tại chỗ cũng không nhiều.

Chen nhau xem cảnh mỗi năm chỉ có 1 lần ở lễ hội Trò Trám - ảnh 7

Theo cụ chủ tế cho biết, linh vật được trao cho cặp vợ chồng có gia đình hòa thuận, nếp sống lành mạnh.

Chen nhau xem cảnh mỗi năm chỉ có 1 lần ở lễ hội Trò Trám - ảnh 8

Vợ chồng anh Chử Tích Chiến – Bùi Thị Thu Huyền tiếp tục được lựa chọn là cặp đôi thực hiện nghi lễ linh tinh tình phộc trong năm nay.

Chen nhau xem cảnh mỗi năm chỉ có 1 lần ở lễ hội Trò Trám - ảnh 9

Đúng 0h, nghi lễ được tiến hành trong bóng tối, ánh đèn điện được tắt toàn bộ.

Chen nhau xem cảnh mỗi năm chỉ có 1 lần ở lễ hội Trò Trám - ảnh 10

Bên ngoài, các thanh niên chen chân, dùng điện thoại để chứng kiến cảnh mỗi năm chỉ được thấy một lần.

Chen nhau xem cảnh mỗi năm chỉ có 1 lần ở lễ hội Trò Trám - ảnh 11

Anh Chiến chia sẻ, năm nay vợ chồng anh rất vinh dự khi tiếp tục được dân làng lựa chọn, nhất là trong dịp quan trọng khi lễ hội “Trò Trám” được nhận chứng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Anh Chiến cho biết, vợ chồng anh đã thực hiện 3 lần trúng liên tiếp và mong muốn năm mới dân làng nhiều may mắn, làm ăn thuận lợi, gia đình yên ấm

Huy Phạm

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !