Chàng trai 23 tuổi mỗi ngày chăm sóc 2.000 gốc hồng, tận hưởng đời sống thôn dã

Ở tuổi bạn bè ham thích áo đẹp, giày xịn, một chàng trai lại chọn cuộc sống trên đồi với hoa cỏ cùng chiếc áo bết mồ hôi, chiếc nón lấm lem...

23 tuổi -  thanh xuân rực rỡ, anh chàng Hắm Phu (người Việt gốc Hoa, đang sống ở Trảng Bom, Đồng Nai) không nhao ra phố thị như bạn bè cùng lứa. Mỗi ngày anh tỉ mẩn tưới tắm chăm sóc 2.000 gốc hồng, hòa mình với đời sống của hoa lá cỏ cây, thực hiện giấc mơ sống yên bình từ nhỏ.

 
Đam mê với cỏ cây còn rất nhỏ, lớn lên Phú quyết định gắn bó với vườn hoa trên đồi (Ảnh nhân vật cung cấp)
Đam mê cỏ cây từ lúc còn rất nhỏ, lớn lên Phu quyết định gắn bó với vườn hoa trên đồi (Ảnh nhân vật cung cấp)

Nhiều người cứ nghĩ anh chàng là con nhà có điều kiện khi sở hữu quả đồi 2.000 mét vuông cùng căn nhà dễ thương như một khu homestay với hoa quả, rau dưa, vật nuôi... Ít ai biết đó là thành quả của những tháng ngày bươn chải mưu sinh từ rất sớm của cậu học trò nghèo.

Những cố gắng của anh đã được ghi nhận (Ảnh nhân vật cung cấp)
Những cố gắng của "chàng trai hoa hồng" được ghi nhận (Ảnh nhân vật cung cấp)

Khi bạn bè cùng trang lứa còn mải đi chơi, Hắm Phu đã đi làm. Khi bạn bè đi làm, Hắm Phu đã có tiền mua đất. 12 tuổi Phu đi bưng cà phê, hái mít thuê, giao hàng cho chủ. 18 tuổi, cậu chính thức khởi nghiệp bằng việc buôn bán hoa lan, sau đó chuyển sang trồng và bán hoa hồng ngoại. 

Ý thức tự lập sớm cùng lối sống tiết kiệm đã giúp chàng trai có quyết định táo bạo: gây dựng một trang trại hoa hồng trên đồi. 

 

Vốn liếng ban đầu còn ít, Phu mua một số cây giống đang thịnh hành, sau đó anh ươm chiết cành rồi từ từ nhân giống lên. Đồng tiền xoay vòng giúp số cây giống trong vườn ngày càng nhiều thêm, khách hàng biết đến anh cũng ngày một đông.

Mới đây, chủ trang trại với mô hình trồng hoa hồng ngoại Tằng Hắm Phu đã được Đoàn TNCS tỉnh Đồng Nai tặng bằng khen điển hình sản xuất kinh doanh giỏi năm 2020.

Tình yêu của anh giành cho tất cả các loại hoa (Ảnh nhân vật cung cấp)
Trên quả đồi của anh ngoài hoa hồng còn có rất nhiều loại hoa (Ảnh nhân vật cung cấp)

Khi các bạn trẻ có xu hương lên thành phố lập thân và kinh doanh các ngành nghề hiện đại, Phu lại quyết định làm giàu trên mảnh đất quê hương, làm một nông dân chính hiệu. Nhưng anh sống riêng và không phụ thuộc vào cha mẹ.

“Tôi quen với chiếc áo cũ kỹ mà giặt hoài không hết vết dơ hay cái nón bám đất ngày qua rơi bên vệ cỏ. Những thứ đó mới khiến tôi thấy thoải mái và hạnh phúc”, Phu chia sẻ.

Phú thích mặc chiếc áo lấm lem bụi đất, chiếc mũ còn vướng mùi, bàn tay lúc nào cũng lấm lem với cỏ cây (Ảnh nhân vật cung cấp)
Phu thích mặc chiếc áo lấm lem bụi đất, chiếc mũ còn vướng mùi bùn, bàn tay lúc nào cũng lấm lem với cỏ cây (Ảnh nhân vật cung cấp)

Đang trong đợt dịch COVID -19, việc kinh doanh hoa trái ít nhiều gặp trở ngại, nhưng dường như chàng trai trẻ không mấy bận tâm. Anh lạc quan nói: "Cho đủ là đủ, cho thiếu thành thiếu".

Tiếp xúc với Phu, tôi cảm nhận rằng, dù kinh doanh giỏi, nhưng tiền bạc không phải là mục đích của chàng trai. Nhìn những người xung quanh quá chú ý tới đời sống vật chất, anh muốn mình khác họ. Anh không muốn cuối đời mới tìm bình yên. Anh muốn bình yên sớm ngày nào hay ngày đó và cặm cụi xây dựng ước mơ ấy.

Hoa hồng không chỉ mang đến nguồn thu nhập mà còn mang lại cảm giác yên bình mỗi ngày cho chàng trai trẻ (Ảnh nhân vật cung cấp)
Hoa hồng không chỉ mang đến nguồn thu nhập mà còn mang lại cảm giác yên bình mỗi ngày cho chàng trai trẻ (Ảnh nhân vật cung cấp)

Phu kể, anh lớn lên trong khó khăn, túng thiếu. Vì nghèo mà con cái phải chứng kiến nhiều cuộc cãi vã, xung đột gia đình. Áp lực cơm áo khiến ba anh tìm đến rượu, mẹ con anh đã nhiều lần phải chạy trốn trong đêm, chờ ba hết cơn say mới dám trở về. Mơ ước của Phu về một sống yên ả, an lành bắt nguồn từ đó.

Phu gọi cuộc sống này là một đặc ân (Ảnh nhân vật cung cấp)
Chụp lại những thành quả do mình làm ra, Phu gọi cuộc sống này là một đặc ân (Ảnh nhân vật cung cấp)

Khu đất đồi mua cách đây hơn 2 năm, giờ đã được bàn tay khéo léo và óc thẩm mỹ của anh cải tạo lại. Hắm Phu dành nhiều diện tích nhất để trồng đủ các loại cây, từ cây ăn trái, rau củ đến các loại hoa, nhưng ưu tiên và đầu tư công sức nhất cho 2.000 gốc hoa hồng. Tiếp đến anh dành một khoảng đất để làm hồ nuôi cá, làm ao thả sen.

 
Rau trong vườn, trái trên cây, anh thích cuộc sống tự cung tự cấp (Ảnh nhân vật cung cấp))
Rau trong vườn, trái trên cây, anh thích cuộc sống tự cung tự cấp (Ảnh nhân vật cung cấp)

Niềm vui của chàng trai là hàng ngày ra vườn ươm cây, nhổ cỏ, cuốc đất…. Hoa nở thì cắt vào cắm bình rồi ngẫu hứng chụp hình với hoa, với mấy chú mèo con. Cuối tuần, anh chiêu đãi bạn bè bằng những món "của nhà trồng được". 

“Nhiều tiền chắc gì đã có cuộc sống bình yên thế này chị nhỉ”, Phu chia sẻ cùng tôi trong vẻ hân hoan khó giấu.

Anh thích mọi người xung quanh được hạnh phúc nên vật nuôi bao giờ cũng có đôi có cặp (Ảnh nhân vật cung cấp)
Phu thích mọi người xung quanh được hạnh phúc nên nuôi con gì anh cũng cho chúng có đôi có cặp (Ảnh nhân vật cung cấp)

Hắm Phu tâm sự, tương lai chẳng ai biết sẽ thế nào, nên anh yêu và trân trọng những gì mình đang có. Mỗi ngày có thể thức dậy, thấy ánh mặt trời và những gương mặt yêu thương, với anh đó chính là hạnh phúc. Để giữ gìn những điều trong lành đẹp đẽ ấy, anh cố gắng ăn ngủ tập thể dục làm việc một cách khoa học nhất.

Chẳng ước mong gì hơn, anh thích cảm nhận cuộc sống bình yên trôi qua mỗi ngày (Ảnh nhân vật cung cấp)
Chẳng ước mong gì hơn, anh thích cảm nhận cuộc sống bình yên trôi qua mỗi ngày (Ảnh nhân vật cung cấp)

Có khi bàn tay Hắm Phu lấm lem bụi đất, chiếc nón có khi đội có khi dùng để hứng cóc, xoài, rau củ; có khi thấy anh trầm tư bên cửa sổ với một bản nhạc trữ tình. Phu đang còn trẻ, anh cũng ước mong có một người đặc biệt song hành cùng mình, làm những điều bình dị,  dưới một mái nhà cùng nằm nghe nắng nghe mưa.

Chú chó nhỏ chào đón anh trở về sau một ngày làm việc vất vả(Ảnh nhân vật cung cấp)
Chú chó nhỏ chào đón anh trở về (Ảnh nhân vật cung cấp)

Dù  phía trước có là gì, chàng trai trẻ vẫn luôn lạc quan, đủ nắng hoa sẽ nở, đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy. Anh đang sống cuộc đời đẹp như anh muốn...                                         

Theo www.phunuonline.com.vn

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Đang cập nhật dữ liệu !