Chân dung ‘ông vua’ đi cày ở lễ hội Tịch Điền

“Vua Lê Đại Hành dừng lại ở Núi Đọi, dành thời gian xuống đồng cày ruộng dạy người dân nơi đây cày cấy. Năm nay là năm thứ 5 ‘vào vai’ Đức Ngài, tôi thấy rất vinh dự, tự hào” - lão nông 85 tuổi tâm sự.

Từ năm 2009, lần đầu tiên lễ hội Tịch Điền được tổ chức lại ở chính nơi vua Lê Đại Hành xuống ruộng đi cày. Từ đó tới nay, lễ Tịch Điền được xem là “quốc hội” và tổ chức hàng năm vào ngày mùng 7 tháng giêng tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Chân dung ‘ông vua’ đi cày ở lễ hội Tịch Điền - ảnh 1

"Nhà vua" cày những luống đầu tiên để mở đầu lễ hội khuyến nông vào mùa xuân. Ảnh: Việt Hưng.

Năm 2013 là năm thứ 5, cụ Đinh Trọng Tế (SN 19229 ở thôn Đọi Nhất, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) vinh dự được “vào vai” nhà vua Lê Đại Hành. Lão nông ở tuổi xưa nay hiếm vẫn quắc thước, nhanh nhẹn, khỏe mạnh.

Nhằm khuyến khích nông dân chăm lo sản xuất, cày cấy, năm Đinh Hợi (987), vua Lê Đại Hành về cày ở Đọi Sơn, mở đầu một phong tục đầu xuân đầy ý nghĩa. Theo người xưa, lễ Tịch điền là ngày hội xuân, khi đó các vua quan lần lượt xuống ruộng cày một vài đường đất nhằm khích lệ nông dân phát triển nông nghiệp đặc biệt là phát triển nông nghiệp lúa nước. Sau đó, thửa ruộng này sẽ được chăm sóc và sản phẩm sẽ dùng để tế lễ năm sau.

Lễ cày tịch điền được tiến hành đầu tiên tại nước ta dưới thời vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn), sau đó được tiếp tục và trở thành một truyền thống kéo dài đến thời nhà Trần. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã xuống ruộng để cày ruộng.

Có 7 người con, nay cụ Tế ở trong một căn nhà cấp 4, cũ kỹ với người con trai thứ 3. “Tôi từng tham gia kháng chiến chồng Pháp rồi lại chống Mỹ ở địa phương. Các con trai đều đi bộ đội, phục vụ đất nước. Cậu con cả là thương binh loại 1. Khi lớn lên, chúng tôi đã nghe các cụ kể về câu chuyện nhà vua từng ở đất này, đi cày khuyến khích nông dân sản xuất. Nay tóc đã bạc hết, tận mắt chứng kiến lễ hội được phục hồi, người già như tôi chẳng có niềm vui nào hơn”, cụ Tế bắt đầu câu chuyện.

Tuy tuổi đã cao nhưng với cụ Tế, việc đi cày không có gì là khó. Nhiều năm gần đây, khi đồng ruộng được cơ giới hóa thì việc “con trâu đi trước, cái cày đi sau” có vẻ xa lạ với con trẻ. “Ngày xưa, việc đi cày chỉ khó khăn khi mang con nghé đi vực mà thôi. Cày ngày cả sào ruộng là chuyện bình thường. Năm 2009, lần đầu tiên tôi vào vai Đức Ngài, lòng bồn chồn lắm. Tôi như được sống trong không khí ngày xưa ấy”, lời cụ Tế.

Chân dung ‘ông vua’ đi cày ở lễ hội Tịch Điền - ảnh 2
Cụ Đinh Trọng Tế.

Ở tuổi 85 nhưng cụ Tế vẫn rất quắc thước, nhanh nhẹn. Ngày 28 Tết, cụ vẫn ngồi chẻ lạt, chuẩn bị gói bánh chưng cùng con cháu. 4 năm làm "Đức vua", năm nay là năm thứ 5, cụ Tế vẫn nhớ như in kỷ niệm từng năm một.

“Năm đầu tiên, một con trâu ở trong xã Tiên Ngoại được chọn dẫn đầu đàn. Con trâu ấy rất đẹp. Tôi phải tập với nó mất mấy ngày, cho nó ăn, làm quen với nó. Tôi vẫn nhớ năm ấy, nó được cô họa sĩ người Anh vẽ hình rồng chầu nhật nguyệt và đoạt giải. Tôi chỉ đi cày vài đường phỏng theo nhà vua ngày xưa nhưng vẫn cần có người dắt trâu, cày thẳng như thật vậy”, cụ Tế kể.

Cụ ông 85 tuổi kể về lịch sử ngày lễ hội Tịch Điền ở quê mình với giọng đầy tự hào. Theo cụ, sử sách và người xưa truyền lại nhiều câu chuyện về nhà vua. Vua Lê Đại Hành đã từng ở đất Long Đọi Sơn cùng bầu đoàn một thời gian trước khi ra Thăng Long. “Ở đây, những gốc tích về cánh đồng Lê, khu "ngọc điền" là nơi trồng lúa, gạo ngon nhất cho nhà vua vẫn còn. Nơi vua ở tựa lưng vào núi, nhìn ra phía cánh đồng. Ở ngoài cánh đồng rộng còn có khu tàu ngựa, góc núi vẫn còn có nhà tù... Những dấu tích về 9 con rồng, 9 chiếc giếng nay vẫn còn quanh núi”, cụ Tế kể về lịch sử làng mình xưa.

Cụ Tế năm nay đã có chắt lớn, đứa lớn nhất đã là sinh viên đại học. Với cụ, ngày Tết, ngày lễ là dịp để các con cháu tụ họp về, vui vầy cùng nhau. Dịp ấy, cụ thường xuyên kể lịch sử những di tích, những phong tục tập quán quê nhà để con cháu không bao giờ quên. “Con cháu biết sử, thuộc sử thì mới tự hào về quê hương. Tôi tin, niềm tự hào về nơi quê cha đất tổ ấy sẽ giúp các con, các cháu thành người” - lời cụ Tế.

Trong 4 năm đi cày, cụ đã được gặp Chủ tịch nước. Với cụ Tế, được bắt tay Chủ tịch nước, cùng xuống ruộng đi cày khuyến nông là một niềm vui, niềm vinh dự lớn. "Tôi mong lễ hội này sẽ được thế giới công nhận vì qua tìm hiểu lịch sử, tôi thấy chỉ có nước mình mới làm được như vậy. Đây là một lễ hội có ý nghĩa nhân sinh to lớn, phục vụ công cuộc lao động, sản xuất, phát triển đất nước" - cụ Tế giọng đầy hào sảng.

Lễ hội Tịch Điền năm nay diễn ra từ ngày 14/2 đến 16/2 tức ngày 5 - 7 Tết. Ngày mùng 7 Tết, "Vua" sẽ xuống cày ruộng đúng như truyền thống được bắt đầu cách đây hơn 1000 năm.

nhật mai

Gửi trao vị hạnh phúc, đón xuân tròn đầy cùng bộ sản phẩm Tết từ TH

Với bộ sản phẩm đồ uống Tết Ất Tỵ 2025 từ TH cùng các món ăn chế biến sẵn của TH true Food, bạn không mất nhiều thời gian chuẩn bị những bữa tiệc tinh tế, đong đầy yêu thương.

Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời

Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

SHB livestream tìm ra khách hàng trúng thưởng sổ tiết kiệm 310 triệu đồng

Vừa qua, SHB đã tiến hành quay số trúng thưởng cuối kỳ chương trình “Tiết kiệm an tâm - Nhận quà xứng tầm” theo hình thức livestream công khai, nhận được sự quan tâm đông đảo của khách hàng, người dân.

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Đang cập nhật dữ liệu !