Chân dung những người phát cơm từ thiện cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo

Mỗi buổi trưa, những người bệnh nhân nghèo đứng xếp hàng nhận cơm, cháo từ thiện đã trở thành một hình ảnh quen thuộc ở BV K TƯ. Người phát cơm có thể là một thầy chùa, một người xe ôm hay những trai thanh gái lịch thích làm từ thiện…

Xúc động những bữa cơm từ thiện

Các bệnh nhân ở Bệnh viện K TƯ được phát cơm, cháo miễn phí khoảng 5-6 lần/ tuần. Nhờ những bữa cơm này người bệnh cũng bớt đi sợ vất vả và cảm thấy ấm lòng bởi được sẻ chia. Các bữa cơm này thường do nhà chùa hoặc tư nhân, cơ quan hoặc các nhóm tự góp nhau để làm từ thiện.  

Chân dung những người phát cơm từ thiện cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo - ảnh 1

Bệnh nhân nghèo nhện cơm từ thiện ở ngoài cổng BV K cơ sở 1 ở Quán sứ. Ảnh: HK

Bà Nguyễn Thị Linh 65 tuổi, quê ở Nam Định Phường Trường Thi TP. Nam Định, bị ung thư vú đang điều trị tại Bệnh viện K Trung ương cho biết: “Chúng tôi đây khác nào người bị “án tử”. Đã bệnh tật lại còn nghèo nên bữa ăn hằng ngày cũng nhờ vào những tấm lòng hảo tâm”

Đang ngồi đợi đến giờ nhận cơm từ thiện, bà Nguyễn Thị Liên (Thái Nguyên) chia sẻ: “ Chồng tôi bị u hạch, phát hiện ra từ tháng tư vừa rồi. Sáng có cháo, trưa có cơm, chiều có cháo hoặc chè, hôm nào cũng có người từ thiện. Bệnh tật là khổ nhưng mình cũng được an ủi phần nào khi có sự chia sẻ từ người khác dù là bữa cơm, cốc nước.”

Bà Nguyễn Thị Minh Tâm (Thanh Hóa) cho biết, đi viện tốn kém, có những suất cơm từ thiện chúng tôi như được sẻ chia những khó khăn và bệnh tật. Cơm của các đơn vị họ nấu cũng rất ngon, có khi còn được ngày 3 bữa. Ở trong Viện thì có nhiều đơn vị từ thiện họ đòi phải có sổ hộ nghèo nhưng ở ngoài cổng viện ai có phiếu là đều có thể nhận được những suất cơm này.

Làm nghề chở xe ôm nhưng vẫn đến viện làm từ thiện

Cô Phạm Thu Hà (Đường Nguyễn An Ninh -Hà Nội) mỗi tuần 4 bữa cùng với các sư thầy ở chùa Phổ Linh (Tây Hồ- Hà Nội) và một số chị em khác đã mang cơm đến cổng Bệnh viện K để phát cho người nghèo. Cô Hà đã bắt đầu làm công việc này từ năm 2009.

Mỗi bữa từ thiện thường đưa tới 3 địa điểm. Bệnh viện Việt Đức 200 suất, Bệnh viện K cơ sở 2 khoảng 200 suất, và 100 suất cơm hộp cùng 200 suất cơm nắm cho Viện K cơ sở 1 Quán Sứ.

Để làm được công việc của mình, cô phải khảo sát và liên hệ với các bệnh viện trước. Mặc dù xin các bệnh viện được phát ở trong bệnh viện cho bệnh nhân nhưng bệnh viện không đồng ý. “Họ bắt gửi tiền ở căng tin để họ nấu, nhưng thầy chùa nói phải tự tay mình làm để mua các nguyên liệu tận gốc, tự làm, nấu nướng để phát cho họ. Tạo cơ hội cho nhiều người cùng trực tiếp san sẻ với người nghèo.” – Cô Hà cho biết.

Chân dung những người phát cơm từ thiện cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo - ảnh 2

Thầy chùa Phổ Linh đang phát cơm từ thiện cho bệnh nhân. Ảnh: DN

Mỗi ngày ai tham gia nấu nướng thì phải dậy từ 5h nấu nướng đến 9h sáng thì xong, khoảng 10 đưa tới phát ngoài cổng viện. Cô Hà cho biết, ngoài việc làm từ thiện thì cô còn làm nghề xe ôm nhưng chỉ chở những người quen gần nhà khi họ có nhu cầu.

Không chỉ cô Hà phát cơm từ thiện cũng làm nghề xe ôm mà cô Hoa làm công việc phát cơm cũng là một người hành nghề xe ôm thứ thiệt. Một tuần 3 buổi cô Hoa tham gia làm từ thiện ở BV K cơ sở 1 và cơ sở 2 không sót buổi nào. Muốn để cô Hoa chia sẻ rất khó, cô nói “thôi ngại lắm, cô không muốn nói gì đâu, cô phải về chở khách đây, có hẹn rồi…”

Chân dung những người phát cơm từ thiện cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo - ảnh 3

Những bát cháo từ thiện của các bạn trong nhóm chia sẻ cộng đồng. Ảnh: DN

Buổi trưa, phía bên trong BV K cơ sở một có một nhóm các bạn trẻ đang cùng nhau múc cháo cho người bệnh nghèo. Nguyễn Đức Huy 25 tuổi cho biết, Huy đã làm công việc này đã hai năm nay cùng với các bạn trong nhóm Chia sẻ cộng đồng.

Cả trăm người bệnh chờ đến lượt múc cháo Huy và những người bạn mồ hôi ướt đẫm nhưng vẫn tươi cười. Họ múc từng muôi cháo cho người bệnh một cách ân cần, chỉn chu. Chỉ cần nhìn thái độ của họ với người bệnh cũng đã nhận ra rằng xã hội này còn nhiều người trẻ có tâm và đầy trách nhiệm với cộng đồng…

Hiểu Khuê - Du Nghĩa

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !