Chặn “bong bóng” bất động sản từ xa

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam vừa có kiến nghị tới Chủ tịch Quốc hội về việc tăng cường công tác giám sát thực thi chính sách kích cầu kinh tế sắp tới để chặn nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản.

 

 Các chuyên gia đóng góp ý kiến tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam.

Các chuyên gia đóng góp ý kiến tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam

Tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam được tổ chức mới đây, ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cảnh báo, bài học từ gói kích cầu đầu tư những năm 2008-2009 vẫn rất có giá trị.

Định hướng dòng tiền kích cầu

Cụ thể, gói kích cầu đầu tư 2008-2009, Việt Nam đã dành ra 122 nghìn tỷ đồng, tương đương 6,9 tỷ USD và chỉ riêng năm 2009, trong số 122 nghìn tỷ chúng ta đã thực hiện giải ngân 106 nghìn tỷ, tương đương 5,6% GDP lúc đó.

Khi đó, gói kích cầu mặc dù đã giúp nền kinh tế vượt qua khủng hoảng nhưng nó cũng tạo ra những hệ lụy to lớn cho sự phát triển bền vững khi chính sách tuy đúng đắn nhưng việc thực hiện thiếu đồng bộ, thiếu giám sát dẫn đến thất thoát, tiêu cực, thậm chí phản tác dụng.

Nguyên nhân chính của những hệ lụy phát sinh được chỉ ra sau đó là do thiếu một cơ chế kiểm soát tốt trong quá trình triển khai chính sách, thiếu sự phối hợp trao đổi giữa khu vực doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp và các cơ quan, chủ thể thực thi chính sách kích cầu nên khi thực hiện hỗ trợ quy mô lớn, dòng tiền không chảy vào sản xuất mà chảy vào chứng khoán, đầu cơ bất động sản, vàng… khiến lạm phát tăng cao gây bất ổn nền kinh tế vỹ mô và kìm hãm sự phục hồi kinh tế.

Những kiến nghị của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam càng trở nên đáng quan tâm khi việc hấp thụ vốn vào nền kinh tế đang có vấn đề. PGS.TS Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội phân tích, từ đầu năm 2021 đến nay, công tác giải ngân vốn đầu tư công kể từ đầu năm đến nay mới chỉ đạt hơn 70%, trong khi tăng trưởng vốn tín dụng cũng chỉ khoảng trên 10% cho thấy sức hấp thụ vốn vào nền kinh tế là thấp và chậm.

Do đó, nếu sắp tới gói kích cầu được bơm ra cũng sẽ không loại trừ nguy cơ dòng tiền sẽ tìm đến những kênh đầu cơ, làm giá bất động sản tăng lên, giá chứng khoán tăng lên.

Giám sát từ sớm, từ xa

Thực tế cho thấy, tốc độ tăng trưởng chứng khoán vừa qua đã thể hiện phần nào hướng đi của dòng tiền xã hội. Bên cạnh đó, những cơn sốt nónggiá đất, nhất là đất nền tại nhiều địa phương vừa qua cũng cho điều tương tự.

Theo nhận định của chuyên gia, trong ngắn hạn, hiện tượng này có thể giúp cho một số doanh nghiệp, nhà đầu tư được hưởng lợi nhưng xét về lâu dài, tác động với cả nền kinh tế và các doanh nghiệp nói chung cũng như các nhà đầu tư nói riêng là không mấy tích cực.

Mới đây, nhận định về tác động của gói kích cầu đang được bàn thảo tới nền kinh tế, ông Nguyễn Thành Phong - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã cho rằng, không nên giải ngân quá ồ ạt có thể gây áp lực lên lạm phát và bong bóng tài sản tài chính và BĐS.

“Trên thực tế, mô hình giám sát chính sách “từ xa, từ sớm’” của Quốc hội đã và đang được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia phát triển trên thế giới như Anh, Pháp, Úc, New Zealand, Scotland với số lượng chính sách được áp dụng cơ chế song kiểm này ngày càng tăng vì hiệu quả thực tiễn của nó đã được chứng minh”, ông Đặng Hồng Anh khuyến nghị.

Đầu tư bất động sản lúc này: Chỗ nào cũng tăng giá, bong bóng rất rõ

Đầu tư bất động sản lúc này: Chỗ nào cũng tăng giá, bong bóng rất rõ

Đầu tư bất động sản lúc này, nhà đầu tư nên lựa chọn rõ ràng theo 2 xu hướng, một là giá rẻ, hai là chọn sản phẩm cho nhà giàu.

Theo DDDN

Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, dự báo tiếp tục tăng giá

Theo chuyên gia, trong năm 2023 vẫn hiện hữu các yếu tố thúc đẩy giá bất động sản ở Hà Nội tăng. Đặc biệt với loại hình chung cư khi nguồn cung eo hẹp, nhu cầu lớn, xu hướng giá tiếp tục neo ở mức cao.

Cân nhắc đề xuất tăng thuế với nhà ở chậm đưa vào sử dụng

Theo VCCI, việc các dự án đã đầu tư nhưng chậm đưa vào sử dụng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và không phải lúc nào cũng do lỗi của chủ đầu tư.

Khánh Hòa được định hướng thành trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế

Theo quy hoạch, Khánh Hòa sẽ là trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước về kinh tế biển.

TP.HCM lo doanh nghiệp trục lợi khi đầu tư dự án nhà ở xã hội

Theo dự thảo nghị quyết thí điểm phát triển nhà ở xã hội, chủ đầu tư sẽ được dành một phần diện tích tại dự án để bán thương mại, hạch toán riêng và hưởng toàn bộ lợi nhuận. Tuy vậy, UBND TP.HCM lo ngại doanh nghiệp sẽ trục lợi.

‘Teo tóp’ nguồn cung, người thu nhập thấp khó mua nhà ở xã hội

Là loại hình nhà ở đáp ứng nhu cầu thực của phần lớn người dân tại các đô thị, nhưng những năm qua, nhà ở xã hội vẫn luôn rơi vào tình trạng cung không đủ cầu.

Dự án chậm tiến độ, khách đòi đất, doanh nghiệp nói 'không còn liên quan'

Mặc dù đã ký kết hợp đồng để quý II/2020 nhận quyền sử dụng đất tại dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Hải An, nhưng đến nay khách hàng vẫn mòn mỏi chờ đợi, trong khi lãnh đạo mới của doanh nghiệp lại nói không còn liên quan.

Xây dựng Khu kinh tế Vân Phong thành trung tâm du lịch, giải trí cao cấp

Khu kinh tế Vân Phong ở Khánh Hòa được định hướng là trung tâm dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí cao cấp có thương hiệu, chất lượng cao và khả năng cạnh tranh quốc tế.

Đề xuất ngân hàng cho doanh nghiệp vay tiền để trả nợ trái phiếu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề xuất Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp có tài sản bảo đảm được vay để trả nợ trái phiếu.

Ngang nhiên rao bán đất không sổ giữa rừng, chưa có chung cư nào được xếp hạng

Kiến nghị dừng đề xuất quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn, chưa có chung cư nào ở TP.HCM được xếp hạng, ngang nhiên rao bán đất không sổ giữa rừng tự nhiên… là những thông tin đáng chú ý tuần qua.

Hơn 100 dự án BĐS chưa gỡ vướng xong, TP.HCM tiếp nhận thêm 40 dự án

Vướng mắc về thủ tục pháp lý của hơn 100 dự án bất động sản chưa được giải quyết xong, UBND TP.HCM vừa tiếp nhận thêm thông tin của 40 dự án.