Cha mẹ có nên thường xuyên để con ở nhà một mình?

Hầu hết cha mẹ nào cũng từng để con cái ở nhà một mình, nhưng có phải ai cũng ý thức được rằng đây là một hành động nguy hiểm đến sức khỏe và tinh thần trẻ?

Theo nghiên cứu, một đứa trẻ 8 tuổi có thể ở nhà một mình trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ 8 tuổi nào cũng thích hoặc có đủ khả năng làm được điều đó. Một số trẻ lớn tuổi hơn, khoảng 10, 11 tuổi, thậm chí là 13, 14 tuổi vẫn cảm thấy sợ hãi khi ở nhà một mình. Điều này cho thấy việc có nên để trẻ ở nhà một mình và ở trong bao lâu là vấn đề đáng được nhiều phụ huynh xem xét.

Ở nhà một mình có thể vô tình khiến trẻ gặp nguy hiểm.

Những điều cha mẹ cần lưu ý khi để con ở nhà một mình

Trả lời được hết những câu hỏi dưới đây, cha mẹ hãy bắt đầu xem xét đến việc có nên để con ở nhà một mình hay không.

- Trẻ có nghe lời và làm theo những gì cha mẹ dặn dò không?

- Trẻ có khả năng xử lý các sự cố hàng ngày (bị xước chân tay, sự cố tràn nước) không?

- Trẻ có sợ hãi hay lo lắng khi phải ở một mình không?

- Trong nhà có chứa những vật tiềm ẩn nguy hiểm (bể bơi, khu vực xây dựng, súng,...) không?

- Khu phố quanh nhà có an toàn không?

- Trong nhà có lắp đặt hệ thống an ninh, camera giám sát không?

- Cha mẹ có thể giữ liên lạc với con bằng điện thoại không? Nếu cha mẹ không về nhà kịp, xung quanh nhà có người lớn nào đáng tin cậy có thể giúp đỡ trẻ không?

Những lỗi cha mẹ thường mắc phải khi để con ở nhà một mình

Không lập kế hoạch phòng tình huống bất ngờ

Cha mẹ cần lên những kế hoạch cho một số tình huống mà con cái có thể gặp phải, chẳng hạn như trẻ cần làm gì nếu người lạ gọi hoặc gõ cửa, trẻ làm thế nào để liên lạc với bố mẹ, trẻ có biết cách liên lạc với người lớn đáng tin cậy hoặc cảnh sát trong trường hợp khẩn cấp không.

Giao anh/chị trông em

Đây là giải pháp được nhiều cha mẹ áp dụng khi có việc phải để con ở nhà. Tuy nhiên, chỉ khi cách biệt giữa 2 đứa trẻ là 5 tuổi trở lên thì những đứa trẻ lớn hơn mới có đủ khả năng chăm sóc và trông nom em. Nếu anh/chị biết cách quản lý và có trách nhiệm trông em, đây sẽ là việc tốt. Nhưng nếu anh/chị lớn có thói quen bắt nạt em nhỏ hoặc người em không chịu nghe lời anh/chị thì 2 bên sẽ liên tục "chiến đấu" hoặc mặc kệ nhau khi không có cha mẹ ở nhà.

Luôn bao bọc và không bao giờ để trẻ ở một mình

Cha mẹ hãy để con có những khoảng thời gian riêng. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển tính độc lập, tự tin cùng tinh thần trách nhiệm.

Bỏ qua các thiết bị an ninh

Các thiết bị này bao gồm camera an ninh, chuông cửa video, máy cảm biến,.... được kết nối trực tiếp với smartphone. Sử dụng các thiết bị giám sát này sẽ giúp cha mẹ yên tâm hơn khi để con ở nhà một mình.

Những tác động tiêu cực với trẻ nếu thường xuyên ở nhà một mình

Cảm thấy sợ hãi và cô đơn

Đây là điều mà hầu hết đứa trẻ nào cũng gặp phải. Trẻ con thường sợ không gian trống vắng của căn nhà, sợ những tiếng động kỳ lạ bên ngoài, sợ trộm,...  Nhiều đứa trẻ chia sẻ rằng, chúng cảm thấy cô đơn khi ở nhà một mình.

Bị béo phì

Trẻ thường xuyên ở nhà một mình có khả năng sẽ bị béo phì. Ở nhà một mình đồng nghĩa với việc chúng sẽ không tham gia các hoạt động ngoài trời như chạy nhảy, đạp xe. Thay vào đó, chúng sẽ nằm lì cả ngày trước cái TV và ăn uống để quên đi sự buồn chán.

Mải mê chơi game

Nhiều cha mẹ sẽ yêu cầu con học bài thay vì xem TV, nhưng hầu hết trẻ em không dành thời gian học bài hay đọc sách lúc ở một mình, kể cả khi chúng chẳng có việc gì để làm. Hầu hết trẻ em sẽ chúi đầu vào các trò chơi điện tử để giết thời gian.

Quỳnh Anh/VTC.vn
Từ khóa: cha mẹ dạy con trẻ ở nhà một mình

Lễ khai giảng ‘đa sắc màu’ của hệ thống trường TH School

Bắt đầu năm học 2023 - 2024 với chủ đề “Going Beyond - Không ngừng vươn xa”, các em học sinh mới của TH School tự tin bước trên thảm đỏ trong tiếng chuông rộn ràng, trên tay là những lá cờ nhiều màu sắc đại diện cho các quốc gia quê hương mình.

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Đang cập nhật dữ liệu !