CCTV News: Chuyện phía sau những 'cỗ máy tuyên truyền' của TQ

Trong một cuộc khảo sát của Bộ Nội vụ & Truyền thông Nhật, tại Washington, cứ 100 người được hỏi có đến 20 người biết đến kênh CCTV News của Trung Quốc, ở châu Âu, con số này con là 22.

Ngày 25/4/2014, kênh truyền hình CCTV News, kênh tin tức tiếng Anh của Đài Truyền hình Quốc gia Trung Quốc đã đưa tin về chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong 2 ngày 23 và 24/4.

Bằng thứ tiếng Anh trôi trảy, người đọc tin đã nói với khán giả rằng có những khúc mắc trong mối quan hệ giữa hai đồng minh Mỹ - Nhật vì một số vấn đề thuộc về quan điểm lịch sử và thỏa thuận tự do thương mại khu vực châu Á Thái Bình Dương – TPP.

CCTV News: Chuyện phía sau những 'cỗ máy tuyên truyền' của TQ - ảnh 1

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama

Tuy nhiên, trong bản tin đã đưa, kênh CCTV không hề nhắc đến việc ông Obama đã lần đầu tiên nêu quan điểm rõ ràng về vấn đề Senkaku, đưa quần đảo Senkaku vào trong Điều 5 của Bản Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật đã ký kết giữa hai cường quốc.

CCTV cũng lờ đi không đưa tin về việc Mỹ và Nhật đã ra một thông cáo chung, trong đó tuyên bố rõ ràng hai nước “đã xác định được hướng giải quyết cho vấn đề TPP”.

Sau đó, ông Obama đến Hàn Quốc, và tại đây, một thông cáo của Tổng thống Mỹ về cái gọi là tội ác lạm dụng tình dục phụ nữ trong chiến tranh Thế giới 2 với những sắc thái biểu cảm mạnh như “kinh khủng, vi phạm nghiêm trọng quyền con người”… lại được kênh CCTV đưa tin rất đậm.

Những bản tin xuất hiện trên CCTV News đã tạo cho người xem một cảm giác rằng mối quan hệ Mỹ - Nhật đang rạn vỡ nghiêm trọng”.

Đây là bằng chứng tiêu biểu nhất mà Yomiuri Shimbun dẫn ra để chứng minh rằng Trung Quốc đang tiến hành một cuộc chiến tranh tuyên truyền chống lại Nhật Bản, phá hoại quan hệ ngoại giao và cô lập Nhật Bản trong cộng đồng quốc tế.

Kênh CCTV bản tiếng Anh hiện đang được phát sóng trên hơn 100 quốc gia và có khoảng 85 triệu khán giả.

“Họ đã thuê Phillip Yin, cựu phát thanh viên của Bloomberg Television tại Mỹ và Mike Walter, một phát thanh viên của đài CBS từng đoạt giải Emmy, để thực hiện một phần chiến dịch này. CCTV đưa tin định hướng hàng loạt sự kiện, từ chính trị thế giới cho đến kinh tế và văn hóa”, tờ Yomiuri Shimbun viết.

CCTV News: Chuyện phía sau những 'cỗ máy tuyên truyền' của TQ - ảnh 2

Mike Walter, cựu phát thanh viên của CBS hiện đã được chiêu mộ về CCTV

Bên cạnh tiếng Anh, hiện CCTV còn có các kênh tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga và tiếng Arab. Cùng với tiếng Trung Quốc bản địa, CCTV đã có kênh phát sóng cho đủ 6 loại ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc.

CCTV đồng thời được phát trực tuyến (online) với 12 ngôn ngữ khác nhau. Năm 2012, CCTV mở một trung tâm sản xuất ở Mỹ và Kenya nhằm đáp ứng cho thị hiếu người xem tại các khu vực này.

“Những cơ sở truyền thông ở nước ngoài của Trung Quốc rõ ràng nhận được sự chống lưng, hậu thuẫn mạnh mẽ từ nhà cầm quyền Bắc Kinh”, tờ Japan News nhận xét. Điều này cũng chẳng có gì mới mẻ hay bất ngờ bởi đây vốn là Đài Truyền hình Quốc gia Trung Quốc – cơ quan truyền thông trực thuộc nhà nước Trung Quốc.

Theo thống kê của Tổ chức Đánh giá Báo chí Columbia (Columbia Journalism Review - US), chỉ trong 2 năm 2009 và 2010, CCTV, Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, Hãng tin Tân Hoa Xã và tờ Nhật báo Trung Quốc bản tiếng Anh (The China Daily) đã được đầu tư một khoản kếch xù lên tới 8,7 tỷ USD – một con số khiến nhiều chuyên gia truyền thông phải ngạc nhiên.

Truyền thông Nhật Bản đã nhiều lần cáo buộc CCTV News cố tình tập trung khai thác những “yếu tố không chắc chắn” trong quan hệ ngoại giao Nhật – Mỹ để gây những hiệu ứng không tốt cho người xem. 

CCTV News: Chuyện phía sau những 'cỗ máy tuyên truyền' của TQ - ảnh 3

Những "trắc trở" giữa Mỹ và Nhật là đề tài đáng giá nhất đối với CCTV

Tuy nhiên, theo ông Yasuhiro Matsuda, Giáo sư trường Đại học Tokyo kiêm thành viên ban cố vấn các giải pháp truyền thông trong vấn đề lãnh thổ của chính phủ Nhật, những “luận điệu của truyền thông Trung Quốc không có nhiều ảnh hưởng trong giới trí thức và những người hoạch định chính sách phương Tây”.

Comcast Corp., một hãng cung cấp truyền hình cáp lớn nhất nước Mỹ đã từng loại bỏ kênh CCTV trong năm 2007 vì tỷ lệ xem quá thấp.

Nhưng nói đi phải nói lại, Yomiuri Shimbun cho rằng “những cỗ máy tuyên truyền ngốn cả đống tiền” của Trung Quốc đã có vị trí nhất định đối với công chúng ở châu Âu và Mỹ hiện tại.

Theo số liệu của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, 20% những người được hỏi ở Washington biết đến kênh CCTV trong khi chỉ 13% trong số họ biết đến kênh NHK World TV của Nhật.

CCTV News: Chuyện phía sau những 'cỗ máy tuyên truyền' của TQ - ảnh 4

Logo kênh NHK World TV của Nhật Bản

Ở châu Âu, cách biệt thậm chí còn lớn hơn, với 22% người xác nhận họ biết CCTV mà chỉ 10% người biết đến NHK World TV.

Và cuộc chiến truyền thông – tuyên truyền không dừng lại ở đó. Báo chí Nhật Bản thống kê cho biết, chính phủ Trung Quốc từ lâu đã có những “kế hiểm” nhằm tìm kiếm cơ hội có thêm quyền lực ở các hãng truyền thông quốc tế tên tuổi và uy tín nhất thế giới.

Tháng 10/2009, Trung Quốc đã đăng cai tổ chức Hội nghị Truyền thông Toàn cầu tại Bắc Kinh và đích thân Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã có cuộc nói chuyện với những người đứng đầu các hãng truyền thông lớn nhất thế giới, bao gồm cả AP, Reuters và BBC.

CCTV News: Chuyện phía sau những 'cỗ máy tuyên truyền' của TQ - ảnh 5

Ông Hồ Cẩm Đào đã biết "lấy lòng" các tên tuổi truyền thông lớn từ năm 2009

Tháng 10/2011, Đảng Cộng sản Trung Quốc lại tiếp tục tuyên bố rằng Bắc Kinh đang nỗ lực để trở thành một “quốc gia giàu văn hóa” và có nền truyền thông sánh tầm đẳng cấp quốc tế.

Lo ngại sẽ bị tụt hậu, kể từ năm 2008, chính phủ Nhật Bản cũng đã đổi mới kênh truyền hình quốc tế của mình, điển hình nhất là hỗ trợ phát triển kênh tiếng Anh NHK World TV.

Tuy nhiên, Kumi Yokoe, một người đã từng dành học bổng nghiên cứu cấp cao tại Heritage Foundation và dành nhiều thời gian nghiên cứu về quá trình mở rộng của CCTV ở Mỹ nói rằng Nhật Bản “không thể làm theo cách của Trung Quốc”.

“Nhật Bản cần phải suy nghĩ nghiêm túc về chiến lược của mình, những gì mình muốn truyền tải và những gì mình muốn đạt được để có bước đi hợp lý chứ không thể chạy theo cách làm của Trung Quốc”, Yomiuri Shimbun dẫn lời Yokoe nói.

Bài viết được thực hiện dựa trên các nguồn tham khảo từ Yomiuri Shimbun, một trong các nhật báo lớn nhất của Nhật và các nguồn số liệu đã trích dẫn khác.

Lê Hương (lược dịch)

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !