Cây sò đo cam có phải là "cây độc" không?

Thời gian gần đây, nhiều báo mạng ở nước ta đưa tin cây Sò đo cam, còn có tên là Phượng hoàng đỏ, Hoa chuông đỏ, Tulip Châu Phi, Hồng kỳ...

Thời gian gần đây, nhiều báo mạng ở nước ta đưa tin cây Sò đo cam, còn có tên là Phượng hoàng đỏ, Hoa chuông đỏ, Tulip Châu Phi, Hồng kỳ; tên khoa học là Spathodea campanulata P. Beauv., họ Núc nác (Bignoniaceae), một cây gỗ có nguồn gốc từ Châu Phi nhiệt đới (Tây Phi), được trồng ở nhiều tỉnh phía Nam nước ta.

Cây phát triển nhanh, hoa có màu sắc sặc sỡ, có nhiều hạt nhỏ, phát tán nhờ gió và nảy mầm nhanh, ... Một số bài viết về cây này với tiêu đề “Cây độc”, hoặc “Phát hoảng 1.600 cây độc, động vào ngứa khắp người”, vv. Đề nghị cơ quan chức năng địa phương chặt bỏ để trồng thay thế loại cây khác. Vậy thực hư thế nào?

Năm 2003, Tổ chức quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên (IUCN) đưa cây Sò đo cam vào danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng. Vì cây này thích nghi, phát triển và tăng nhanh số lượng cá thể ở nơi sống mới, dẫn đến việc làm giảm mức độ đa dạng sinh học do sự cạnh tranh tiêu cực với các loài cây bản địa khác.

Cây sò đo cam có phải là
Cây sò đo cam có phải là

Hình 1 và 2: Cây và hoa Sò đo cam (nguồn: T.C. Khánh)

Sò đo cam là loài cây chịu bóng, phát triển nhanh, hoa có màu sắc sặc sỡ, thích hợp với nhiều nước ở khu vực nhiệt đới, mọc tới độ cao khoảng 1.200m. Đây là loài xâm thực đã gây hại ở Hawaii, Fiji, Polynesia và Samoa…, nhưng chưa thấy tài liệu nào đề cập đến tác hại gây độc đối với con người của cây này.

Sau đây là một vài dẫn liệu về cây Sò đo cam ở Việt Nam. Ví dụ: Ở Lâm Đồng, chúng được trồng ở 9/12 huyện, thành phố. Theo báo SGGP, Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố trong tỉnh hạn chế trồng cây Sò đo cam. Tuy nhiên, do có hoa với màu sắc sặc sỡ, phát triển nhanh nên cây này đã được trồng nhiều trên các đường phố, công viên, khuôn viên cơ quan, trường học tại Tp. Đà Lạt, Bảo Lộc và các huyện Đức Trọng, Lạc Dương, Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, Đạ Tẻh, Đạ Huoai.

Tỉnh Gia Lai vài năm trở lại đây, loài cây này đã và đang có mặt ở 2 bên vỉa hè, ngay cả trong khuôn viên một số cơ quan và hộ gia đình trong nhiều huyện, thị và thành phố. Trên hầu hết các tuyến đường quốc lộ như 19, 14, 25… chạy qua các huyện An Khê, Mang Yang, Đăk Đoa, Tp. Pleiku, Ia Grai…

Theo thống kê, trong 2 năm 2010 và 2011, các địa phương nói trên đã trồng hơn 5.300 cây Sò đo cam, nhiều nhất ở huyện Đức Trọng (1.849 cây), Tp. Bảo Lộc (1.350 cây), huyện Lâm Hà (1.050 cây) và Tp. Đà Lạt (431 cây). Ngoài ra, có 1.600 cây cũng được trồng ở thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) và thị xã Gò Công (tỉnh Tiền Giang).

Ở Thảo cầm viên Tp. Hồ Chí Minh cũng có 8 cây Sò đo cam được trồng rải rác từ khu vực phía trước căng tin đến trước văn phòng Đội hoa viên. Các cây này phát triển rất tốt và có hoa đẹp, làm nổi bật cả một góc vườn, gây ấn tượng đối với du khách.

Việc trồng cây Sò đo cam không chỉ có ở nước ta. Thời gian vừa qua, nhân dịp đến tỉnh Vân Nam (TQ), tôi cũng thấy cây này được trồng khá nhiều trong các thành phố như Kunming, Pu’er, Xishuangbanna và dọc đường quốc lộ, hoa nở có màu đỏ cam rực rỡ trông rất đẹp.

Sò đo cam là cây gỗ lớn, cao 10-15m. Lá mọc đối, kép một lần hình lông chim, dài 30-40cm, có khoảng 7 đôi lá chét; lá chét dài 15-45cm, hình trái xoan hẹp, đầu nhọn, có lông mịn. Cụm hoa gồm nhiều chùm ở ngọn cành, mỗi chùm 5-6 hoa to. Đài hoa dạng mo có khía, bị chẻ dọc khi hoa nở; tràng hoa hình chuông, đường kính 5cm, màu đỏ cam, họng có sọc vàng. Quả nang đứng, dẹp, dài 20cm, rộng 3-5cm; chứa nhiều hạt nhỏ có cánh trong suốt. Ra hoa tháng 6-7. Nhân giống bằng hạt hay chiết cành.

Về thành phần hóa học của Sò đo cam: Theo CA Elusiyan và cs., Iridiod glucosid và các hợp chất chống oxy hóa được phân lập từ các bộ phận khác nhau của cây (lá, vỏ thân, hoa và quả) là verminosid speciosid, kampferol diglucosid và acid caffeic. Các thành phần không oxy hóa gồm có ajugol và phytol. Một nghiên cứu khác đã xác định được 4 hoạt chất bằng GC-MS trong dịch chiết ethanol từ hoa của Sò đo cam, trong đó 2 chất chính là butan, 1, 1-diethoxy-3-methyl (35,11%) và acid n-hexadecanoic (30,22%).

Sò đo cam không chỉ là cây trồng để lấy bóng mát, cho hoa đẹp, mà nó còn là một cây thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền ở nhiều nước trên thế giới. Tại Ghana, vỏ và lá cây được dùng để làm lành vết thương, đặc biệt trị bỏng và chế một loại nước uống. Lá và hoa của cây này có tác dụng kháng khuẩn, trị bệnh sốt rét và nhiều bệnh khác nữa. Ở Việt Nam, theo Phạm Hoàng Hộ (1993), vỏ cây sắc uống trị lở dạ dày và viêm đường tiết niệu.

Các nhà khoa học Bỉ đã chứng minh nước sắc của vỏ thân Sò đo cam có tác dụng hạ đường huyết trên chuột, kháng bổ thể và kháng HIV (Niyonzima G. và cs., Phytomedicine, 6(1):45-9 (3/1999).

Đây không phải là cây độc. Về phương diện cảnh quan, môi trường thì tôi có cùng quan điểm với ông Giám đốc Cty cổ phần Công trình đô thị Bảo Lộc Hoàng Văn Quang: “Đây là cây dễ trồng, phát triển nhanh, cho hoa đẹp, mặt khác chỉ trồng trên các tuyến đường vào khu du lịch, công viên, đường phố nên khó bị ảnh hưởng bởi tác động của sự xâm hại”.

Mặc dù cây Sò đo cam là loài thực vật ngoại lai, nhưng nếu kiểm soát được sự phát tán của nó thì cũng không sợ bị xâm hại nghiêm trọng như trường hợp cây Mai dương (Mimosa pigra L., Mimosaceae). Đặc biệt, nó còn là một cây thuốc nếu biết sử dụng. Các nhà khoa học nên chú ý nghiên cứu để biến cây này thành một nguồn gen có lợi cho chúng ta.

Theo TSKH. Trần Công Khánh/VACNE

Không sinh được con gái, bố chán nản đặt tên khiến chàng trai khốn khổ nhiều năm

Người đàn ông Bình Định tâm sự, anh từng suýt bị trầm cảm bởi cái tên oái oăm.

Bí ẩn 3 ngôi mộ trong hang đá ở Ninh Bình, thi hài được chôn trong tư thế nằm co

Cửa động rộng khoảng 10m, cao khoảng 20m. Trong động có nhiều nhũ đá, khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng cồng, tiếng chiêng của người Mường.

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên khiến cả phòng 'bừng tỉnh' vì cái tên lạ

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười vì sở hữu cái tên quá độc lạ, Lưu Kim Jin Đông.

Xuất hiện bông sen Tịnh Đế quan âm siêu hiếm ở Nghệ An

Các đầm sen ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong mấy năm trở lại đây xuất hiện nhiều bông sen Tịnh Đế khác nhau, vậy nhưng sự xuất hiện cặp sen Tịnh Đế quan âm được xem là siêu hiếm.

Người phụ nữ mặc áo dài, đứng sau cửa kính làm điều lạ lùng mỗi chiều ở TPHCM

Chiều xuống, bà chủ cửa hàng lại mặc những bộ áo dài thật đẹp rồi đứng trên sân khấu được dựng phía sau ô cửa kính để hát tặng người đi đường.

Uống chai nước bí ẩn trôi trên biển, nhóm ngư dân chết 'bất đắc kỳ tử'

Một nhóm ngư dân gồm 4 người đã tử vong và 2 người trong tình trạng nguy kịch sau khi uống chất lỏng bí ẩn trong những cái chai trôi nổi trên biển hôm 29/6.

Lão nông miền Tây hơn 20 năm làm điều lạ lùng trả ơn trâu bò

Từng nổi tiếng khấm khá nhất vùng, sở hữu hàng chục công ruộng, một lão nông miền Tây quyết mang hết số tiền dành dụm, bỏ công sức, dựng chuồng trại, tìm đến các lò mổ giải cứu trâu bò.

Bí ẩn khu mộ ‘danh gia vọng tộc’ của dòng họ từng nhiều đời làm quan to

Sự kỳ bí về khu mộ cổ Đống Thếch ở Hoà Bình sau 400 năm vẫn chưa được khám phá hết. Những phiến đá bí ẩn vẫn đứng sừng sững giữa “thánh địa” của nhà lang xứ Mường.

Bí ẩn căn biệt thự 'view triệu đô' bị bỏ hoang trên núi ở miền Tây

Căn biệt thự trên núi Sam (thuộc TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) nhiều năm phơi sương từng bị đồn thổi, thêu dệt về những câu chuyện khó tin.

Trải nghiệm xe bus 2 chiều miễn phí đến Yoko Onsen Quang Hanh

Trải nghiệm nghỉ dưỡng tắm khoáng nóng tại Yoko Onsen Quang Hanh đang được nhiều du khách ví von là điểm đến “chữa lành” thời thượng khi tới Hạ Long.

Đang cập nhật dữ liệu !