Cầu Ghềnh sập – Hãy biến “rủi” thành “may”

Báo chí, người dân, vẫn đang khóc thương cây cầu hơn trăm tuổi bị đâm sập. Nhưng có lẽ, không ai nghĩ đến chuyện đây là cơ hội để ngành đường sắt vùng Đông Nam Bộ có thể thay đổi
Cầu Ghềnh sập – Hãy biến “rủi” thành “may” - ảnh 1

Trong tuyến vận tải đường sắt Bắc-Nam thì đoạn từ ga Biên Hòa đến ga Hòa Hưng dài khoảng 40-50km nhưng tốc độ các đoàn tàu đi qua khu vực này rất chậm vì phải vòng vèo trong khu đô thị mật độ dân số cao, cũng như gây ách tắc giao thông cho các khu vực mà tàu đi qua vì các chuyến tàu thường đi vào lúc 17 đến 19 giờ, ngay lúc các con đường trong TP. HCM đang kẹt xe cao điểm.

Những người dân TP.HCM hay phải đi dọc tuyến Nguyễn Văn Trỗi với Lê Văn Sỹ sẽ thấy rất rõ điều này. Cũng không thể trách ngành đường sắt vì họ đã tính toán khá kỹ cho giờ tàu chạy để giảm thiểu ảnh hưởng đến giao thông đường bộ nhưng nếu tàu không phải rời vào giờ khung giờ đó thì việc ách tắc giao thông ở TP. HCM cũng sẽ giảm được chút ít.

Một mặt khác, sở dĩ tốc độ các đoàn tàu đi qua khu vực này đều khá chậm là do tàu phải đi qua 2 cây cầu già đều đã trên trăm tuổi là cầu Bình Lợi và cầu Ghềnh. Cũng giống như cầu Ghềnh, cầu Bình Lợi đã từng bị xà lan va đụng nhiều lần nhưng may mắn vẫn đứng vững, còn cầu Ghềnh đã sập, hai cây cầu này theo một số thông tin thì đã hết niên hạn sử dụng từ lâu. Đoạn đường này ngắn, đi mất thời gian, có nhiều rủi ro cho cả tàu và cả người đi đường, gây ách tắc giao thông, không lợi nhuận như thế thì nên chấm dứt và tìm phương án thay thế.

Nhìn dưới góc độ kinh tế, nếu bỏ ga Hòa Hưng làm ga cuối của tuyến đường sắt Bắc-Nam mà xây ga Biên Hòa thành ga cuối chính, chúng ta sẽ có những cái lợi:

1. Đối với ga Hòa Hưng và TP. HCM: nếu dùng ga Hòa Hưng là ga thu gom, quy hoạch lại ga này thì TP. HCM sẽ tận dụng được quỹ đất 40.000m2 ở khu ga, gần 70.000m2 của xí nghiệp đầu máy xe lửa. Với diện tích đất vàng được giải phóng này có giá trị hàng trăm triệu USD. Quỹ đất này có thể dùng mở công viên như Công viên 23/9 (trước là ga Sài Gòn) và dùng làm đất dân sinh, mở đường đi, chưa kể giải quyết được một phần nạn kẹt xe do tàu lửa và giảm tai nạn đường sắt trong khu dân cư.

2. Đối với TP Biên Hòa thì phát triển được ga Biên Hòa. Với quỹ đất còn nhiều, có thể quy hoạch và xây ga Biên Hòa thành 1 ga mới, rộng rãi, hiện đại, đón đầu việc nâng cấp tuyến đường sắt Bắc Nam thành tuyến đường đôi khổ 1,4m. Đường từ Biên Hòa vào TpHCM thì hiện có quốc lộ 1K-Phạm Văn Đồng, 8 làn xe hoàn toàn có thể đảm nhận việc trung chuyển hành khách từ điểm Hòa Hưng ra ga chính Biên Hòa.

3. Tỉnh Bình Dương thì có ga Sóng Thần ở khu công nghiệp, nay mở rộng ga này làm ga chính cho hàng hóa như ga Giáp Bát ở phía Bắc.

4. Đối với ngành đường sắt nói chung, đây là cơ hội để tái quy hoạch đường sắt ở vùng TP. HCM-Đồng Nai-Bình Dương. Sắp tới đây chúng ta nâng cấp đường sắt thành khổ 1,4m-đường đôi, Nếu phải nâng cấp đoạn từ Biên Hòa vào ga Hòa Hưng thì số tiền đền bù giải tỏa trong nội thành sẽ rất cao, chưa kể các ảnh hưởng đến người dân như ô nhiễm tiếng ồn, thi công gây hỏng nhà dân, tai nạn đường sắt trong khu dân sinh.

5.Người dân ở TP. HCM thì đỡ được 1 chút kẹt xe, người dân các tỉnh thì có thêm công ăn việc làm nhờ ga phát triển, có thêm lựa chọn khi dùng phương tiện vận tải công cộng.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Bùi Quang Đạo - thạc sỹ ngành kinh tế - xã hội hiện đang sinh sống tại TP.HCM.

Đạo Bùi

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !