Cậu bé quân báo Bát Sắt bí mật đưa thư Bác Hồ

"Bác viết lá thư để ngỏ, vẽ một dốc lên, có người đang đi, cạnh đó là dốc xuống. Bác ghi chú thế ta là thế đang đi lên, thế địch đang đi xuống” – ông Trần Vân xúc động kể về lần đưa thư Bác Hồ.

Phá màn đêm tìm đường bí mật

Là đội trưởng nhóm 5 người được giao nhiệm vụ tìm đường an toàn từ Hoàng Cung (Tam Hiệp, Thanh Trì) vào nội thành Hà Nội, ông Trần Vân cùng 4 anh em khác đóng giả là những đứa trẻ nghèo đói, lạc gia đình, xin ăn. 5 đứa trẻ mặc quần đùi, áo vest cũ rách như nhặt ở ven đường được giao một bản đồ và một chiếc la bàn dò đường vào nội thành Hà Nội. Từ Hoàng Cung sẽ tìm hướng ra Văn Điển – Mai Động – Lạc Trung – nội thành.

“Hà Nội ngày đó không có điện, từ đường Trần Khát Chân bây giờ trở xuống là làng mạc, ruộng rau, ruộng mía hoang vắng. Đồng chí quận trưởng đưa chúng tôi tới làng Lừ, Hoàng Mai thì dừng lại, nói 5 anh em chúng tôi phải tự đi một cách thật bí mật, tìm đường vào nội thành an toàn để sau này sẽ dẫn cán bộ, bộ đội ta vào. Anh quận trưởng hẹn khi ra, gặp nhau ở đúng đống rơm này” – ông Vân kể.

Cậu bé quân báo Bát Sắt bí mật đưa thư Bác Hồ - ảnh 1
Bức ảnh kỷ niệm ngày gặp mặt của những tình báo nhí vào năm.

“5 anh em đi tới Mai Động, ở bãi ngô có một anh bộ đội bị chết. Khi đó, chúng tôi sợ rơi vào phục kích của địch nên chọn đường vượt qua nghĩa trang Hợp Thiện để đi. Qua nghĩa trang thì bị rơi vào bãi lầy, tôi làm rơi la bàn. Chúng tôi khó khăn lắm mới rút ra khỏi bãi lầy đó, bùn vấy lên tận đầu. 5 anh em lại lần qua một nghĩa trang khác. Khoảng 2h sáng, anh em tôi vào tới làng Thanh Nhàn. Làng đi sơ tán nên vắng vẻ. Chúng tôi đã quen thuộc với địa bàn từ đây vào nội thành nên yên tâm ngủ. 5 anh em lăn ra đất, quần áo vẫn dính nguyên bùn ngủ ngon lành khoảng vài tiếng đồng hồ.

Sau đó, chúng tôi tìm đường từ Thanh Nhàn lên đền Hai Bà rồi tới Nguyễn Công Trứ. Ở khu Nguyễn Công Trứ bây giờ, hai bên đều là nghĩa trang, chúng tôi chọn đường này để vào nội thành. Hoàn thành công việc, anh em thưởng cho mình vài quả dâu tây ở ruộng ven đường ăn cho đỡ đói rồi trở ra đống rơm gặp các anh như đã hẹn”, ông nói tiếp.

Từ khi tìm được đường bí mật vào nội thành, ông Vân cùng các tình báo nhí đã nhiều lần dẫn bộ đội, vào nội thành thực hiện những công việc bí mật, nhiệm vụ quyết tử.

“Tôi, Trúc, Hoàng Xuân Tuế, Phú, Sâm, Hoàn vào nội thành hoạt động. Ban ngày chúng rôi đóng vai bọn trẻ lang thang, đi bán lạc rang, bán báo, câu cá kiếm ăn, tối lại mò ra ngoại thành báo cáo tình hình địch. Cả Hà Nội lèo tèo người, chỉ có lính Pháp, cảnh sát, Tây lai, mật thám và Việt gian là đông. Ngày chạy khắp các khu phố ở Hà Nội để nắm tình hình địch, đêm lại lần mò hơn chục cây số ra báo cáo, bọn trẻ chúng tôi thèm ngủ lắm, có khi vừa đi vừa ngủ được” – giọng ông Vân không giấu nổi niềm tự hào.

Bí mật mang thư Bác Hồ

Đội tình báo nhí của ông Vân được giao nhiệm vụ đặc biệt, bí mật hơn đó là mang thư của Bác Hồ, Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp, Ngoại trưởng Hoàng Minh Giám, Tạ Quang Bửu và bác sĩ Tôn Thất Tùng cho những trí thức, nhân sĩ không tản cư kịp ngày 19/12/1946.

Cậu bé quân báo Bát Sắt bí mật đưa thư Bác Hồ - ảnh 2
Ông Vân mặc lễ phục trắng cùng các đồng đội xưa.

Ông Vân nhiều lần đưa thư của giáo sư Tôn Thất Tùng cho giáo sư Phạm Biểu Tâm, bệnh viện Phủ Doãn, nay là Việt Đức. Vẫn quần đùi, áo vets rách, túi lạc rang trên vai, ông Vân được bác sĩ Tâm coi như một người em.

“Giáo sư Tâm tận tình hỏi tôi có ốm đau gì ở đâu không, có cần thuốc không. Tôi nói không cần thuốc nhưng nếu anh gửi cho kháng chiến thì tôi chuyển. Anh Tâm đã giúp cứu chữa, giải thoát cán bộ cấp cao của ta bị thương tại bệnh viện. Một lần, anh ấy xúc động đưa tôi một chiếc áo bludông, nói là gửi biếu Bác Hồ. Chiếc áo vừa ấm, vừa tiện và sạch, em gửi biếu Bác hộ anh nhé! Ở Đại hội II của Đảng năm 1951, tôi thấy Bác mặc chiếc áo giống như của anh Tâm gửi biếu”.

Ông Vân cũng là cậu bé liên lạc đưa thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới cho giáo sư Hoàng Xuân Hãn ở thủ đô. Ở nhà giáo sư Hãn lúc đó còn có gia đình ông Đặng Phú Thông và bố con ông Phạm Khắc Hòe. Những vị này đã góp công lớn cho sự nghiệp cách mạng lúc bấy giờ.

“Tôi học cấp 2 nên biết tiếng Pháp. Tôi được giao nhiệm vụ đưa thư cho bộ trưởng thuộc địa Pháp thời bấy giờ. Tôi vẫn trong vai đứa trẻ lang thang hè phố, khi vào trong, tôi nói được người thuê đưa thư cho ông. Ông ta trầm ngâm đọc thư, sau đó cảm ơn tôi bằng tiếng Pháp. Ra khỏi ngôi biệt thự đó, tôi thấy nhẹ cả người, không phải vì sợ mà vì chỉ sợ mình nói tiếng Pháp không hay” – ông Vân kể.

Đội thiếu nhiên quân báo Bát Sắt của ông Vân có nhiều kỉ niêm chuyển thư của lãnh tụ cách mạng cho nhiều người. Ở tuổi 83, ông Vân vẫn còn nhớ như in những lần gặp gỡ quan trọng hồi đó. Thậm chí, có những người ông gặp thoáng qua nhưng 40 năm sau gặp vẫn nhớ và nhận ra.

Ông Vân kể về kỷ niệm ngày 1/5 và 19/5/1947: “Chúng tôi kỷ niệm bằng dán áp phích và rải truyền đơn. Tối 30/4, 3 tổ chúng tôi gồm Tuế đi trước dò tình hình địch, Phú đi sau phết hồ vào tường, còn tôi dán áp phích và rải truyền đơn kêu gọi lính Pháp phản chiến. Nội dung tài liệu là bài Lily Bye Bye – kêu gọi lính Pháp phản chiến, đòi hồi hương như bài dân ca của họ”.

Bài 3: Bản hùng ca của những cậu bé, cô bé tình báo nhí

Phương mai

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !