Cảnh giác tình trạng triệt hạ cây thốt nốt

Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều đối tượng đến vùng Bảy Núi tìm mua cây thốt nốt. Có người mua gỗ khúc, thân gỗ dài hoặc yêu cầu bứng cả cây lẫn rễ.
Tình trạng sụt giảm số lượng, xói mòn đất, ảnh hưởng đến sinh kế lâu dài của đồng bào Khmer… là những nguy cơ dễ nhận thấy khi cây thốt nốt bị triệt hạ.

Giá rẻ như bèo

Trong vai một người tìm mua “khoảng chục cây thốt nốt về trang trí căn biệt thự”, tôi được đội ngũ “cò” bán cây thốt nốt ở vùng Bảy Núi tiếp thị nhiệt tình. Lân la hỏi chuyện một người bán vé số dạo tên Quyền ở xã Văn Giáo (Tịnh Biên), anh này mạnh dạn tuyên bố: “Đừng nói chục cây, muốn bao nhiêu cũng có. Anh chỉ cần đặt hàng trước một ngày, hôm sau mang xe tải xuống chở về.

Ở các xã: Văn Giáo, Vĩnh Trung, An Cư (Tịnh Biên) đều có những nhóm thanh niên Khmer chuyên đi bứng cây thốt nốt thuê. Sau khi thỏa thuận giá mua, chốt số lượng, chủ cây thốt nốt sẽ tự thuê người chặt cành lá, bứng gốc để sẵn. Còn nếu chỉ mua thân cây không cần bứng gốc thì giá rẻ hơn”.

Cảnh giác tình trạng triệt hạ cây thốt nốt - ảnh 1

Thân cây thốt nốt bị cắt ra, chờ người mua tới lấy.

Tôi không khỏi bất ngờ khi nghe anh Quyền báo giá “dịch vụ trọn gói” cây thốt nốt. Theo đó, với cây thốt nốt đạt tiêu chuẩn trồng trên 30 năm, thân thẳng hoặc hơi cong (tùy sở thích khách hàng), chỉ cần tốn 300.000 – 400.000 đồng, người mua đã có được “nguyên cây thốt nốt (có cả ngọn và rễ) nằm chờ sẵn, người bán còn hỗ trợ khiêng lên xe tải”.

Với cây thốt nốt nặng cả tấn, 3 – 4 người bứng cũng mất hơn 2 tiếng đồng hồ (chưa kể phải leo lên cây rọc lá) nhưng tiền công chỉ từ 100.000 – 150.000 đồng. Nếu chỉ thuê cưa lấy thân cây, tiền công khoảng 50.000 đồng vì chỉ cần một người cầm cây cưa máy, tiện ngang gốc, cắt bỏ đọt, cành lá là xong. Mỗi thân cây thốt nốt chỉ từ 200.000 – 250.000 đồng.

Một thanh niên Khmer ở xã Văn Giáo cho biết, nhóm của anh đi cưa và bứng cây thốt nốt thuê suốt cả ngày mới được 200.000 đồng/người. Tuy nhiên, công việc này lại rất thu hút bởi cho thu nhập cao hơn so với các công việc làm thuê khác ở địa phương. Như vậy, chỉ cần có “đơn hàng”, những cây thốt nốt sẽ nhanh chóng bị triệt hạ.

Mất nhiều hơn được

“Anh gặp tui là đúng người rồi, tôi chỉ ăn tiền “cò” dẫn mối của chủ cây thốt nốt 20.000 đồng. Nhiều tay vừa mua, vừa thuê người bứng và vận chuyển ra tới đường cái cũng chưa tới 400.000 đồng mà hét lên đến cả triệu đồng/cây” – người bán vé số tên Quyền khẳng định chắc nịch, sau khi yêu cầu tôi lưu số điện thoại để tiện liên hệ “đặt hàng”.

Tôi hỏi: “Biết mấy người kia mua cây thốt nốt làm gì không?”, Quyền mơ hồ: “Nghe họ nói mua nguyên cây về trồng kiểng trong nhà, còn những người mua thân cây thì nói về xẻ ra cất nhà hoặc làm chén, đũa, muỗng gì đó. Tôi thấy cũng lạ, gỗ thốt nốt muốn cất nhà được phải có cả trăm năm tuổi nhưng đằng này, họ chỉ mua cây nhỏ từ 30 – 40 năm thôi”.

Tuy phong trào mua cây thốt nốt mới rộ lên ở một số xã của huyện Tịnh Biên nhưng có dấu hiệu cho thấy, người dân Khmer nơi đây đang bị cuốn theo. Chỉ cần có người mua, họ sẵn sàng đốn hạ hoặc bứng gốc bất kỳ cây thốt nốt nào trên đất nhà với giá không hề tương xứng với công sức trồng.

Theo chỉ dẫn của người dân, tôi tìm đến nhà ông Tà Quắn, hộ có diện tích cây thốt nốt khá rộng ở gần khu vực chùa Thiết (xã Văn Giáo). Ông Quắn cho biết, hàng trăm cây thốt nốt trong vườn và cặp theo bờ đê ruộng trên do nhiều thế hệ, từ trước đời ông nội cho đến con cháu vun trồng.

“Cây thốt nốt thích hợp với vùng đất pha cát vùng Bảy Núi nhưng chậm lớn lắm. Cây trồng ít nhất 20 năm mới cho trái và có thể khai thác nước từ cuống hoa. Cây muốn xài gỗ được cũng phải mất cả trăm năm. Tuy nhiên, giá trị cây thốt nốt rất thấp. Mỗi năm, 1 cây thốt nốt cho thuê khai thác nước, chỉ lấy người thuê có 4kg đường thốt nốt (loại đường chảy). Giá đường hơn 15.000 đồng/kg nên 1 cây thốt nốt cho thuê suốt năm chỉ được hơn 60.000 đồng. Trong khi đó, mình bỏ công ra bứng hoặc cưa bán cũng kiếm được hơn 300.000 đồng/cây. Đa số người ta chọn mua loại cây 30 – 40 năm tuổi. Tôi bứng lên bán xong thì trồng cây con khác vào cho con cháu đời sau hưởng”.

Theo cách của ông Tà Quắn, việc bán cây thốt nốt đúng là sẽ nhanh thu tiền hơn nhưng hệ quả lâu dài cũng rất lớn. Trước nhất, những người Khmer trèo cây thốt nốt lấy nước nấu đường chủ yếu xuất công làm lời. Việc triệt hạ những cây thốt nốt đang giai đoạn khai thác nước chẳng khác nào đập bể “chén cơm” của họ.

Cây thốt nốt từ lâu được biết đến như đặc trưng của vùng Bảy Núi, tạo sự thích thú nơi du khách. Nếu một ngày chẳng còn cây thốt nốt, cảnh quan môi trường nơi đây sẽ bị tàn phá nghiêm trọng.

Đem câu chuyện bảo tồn cây thốt nốt “gõ cửa” cơ quan chức năng, tôi phát hiện ra, vấn đề này đang bị bỏ ngỏ.

Liên hệ Chi cục Kiểm lâm tỉnh (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), một cán bộ nơi đây cho biết, đơn vị chỉ quản lý những gì thuộc hệ sinh thái rừng, còn cây thốt nốt thuộc về “đa dạng sinh học”, do Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) quản lý.

Điện thoại cho lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường, nơi đây lại bảo “thốt nốt thuộc lĩnh vực cây trồng”, phải do… Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách (!?).

Một cán bộ xã Văn Giáo lại bảo: “Cây thốt nốt do người dân tự trồng, họ có quyền bán, làm sao cản được”. Chả trách nhiều cây thốt nốt cứ bị đốn hạ, bứng gốc từng ngày một cách dễ dàng.

Bài, ảnh: ÁNH XUÂN/Báo An Giang

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !