Cảnh báo thương lái Trung Quốc thu mua nấm độc chết người

Trên địa bàn xã vùng cao An Toàn thuộc huyện An Lão, tỉnh Bình Định, hiện nay có hiện tượng người dân vào rừng hái 1 loại nấm cực độc để bán. Theo người dân địa phương, loại nấm này có thể gây chết người nếu ăn phải, thế nhưng không hiểu vì sao có người thu mua để làm gì?
Cảnh báo thương lái Trung Quốc thu mua nấm độc chết người - ảnh 1
Cận cảnh nấm độc có tên “nấm hòm”

Chuyến đi công tác về xã vùng cao An Toàn thuộc huyện An Lão vừa qua, sau 1 đêm nghỉ nhờ tại nhà 1 người dân địa phương, sáng ra tôi thấy trên sàn ván của ngôi nhà sàn đang phơi 1 số sản phẩm phụ dưới tán rừng. Hỏi ra thì được chủ nhà cho biết: “Đây là trái sa nhân, kia là nấm linh chi, mấy bó này là vỏ quế”. Tôi chỉ tay về những chiếc nấm màu đen sì, cả thân nấm khá dài cũng màu đen đang được phơi trên 1 chiếc bao ni-lon nằm cách biệt phía xa xa, hỏi: “Chắc loại nấm kia quí hiếm lắm hay sao mà phải phơi riêng rẻ ra vậy?”. Anh chủ nhà cười: “Hiếm gì mà quí, đó là loại nấm cực độc, ăn vào là chết ngay đó!”. Tôi trố mắt kinh ngạc: “Vậy thì hái phơi làm gì?”. “Để bán, có người mua thì mình hái bán. Biết nó độc mình không ăn là được, còn nếu có người mua thì mình cứ hái bán kiếm tiền chứ!”, anh chủ nhà nói như không có gì phải lo lắng.

Hỏi thăm thêm nhiều đồng bào dân tộc Bana khác tại thôn 2 (xã An Toàn), tất cả người dân địa phương đều khẳng định đó là loại nấm cực độc, có tên gọi là “nấm hòm”. Họ giải thích: “Ai ăn phải nó thì chắc chắn sau đó phải vào hòm (quan tài) nên nó được đặt tên là… nấm hòm”. Nấm hòm mọc nhan nhản khắp nơi trong cánh rừng đặc dụng An Toàn, nhất là tại các khu vực ẩm ướt. Trước đây, người dân địa phương vào rừng thấy nấm hòm là tránh xa, nhưng bây giờ họ không bỏ lỡ cơ hội, hái ngay cho vào 1 túi riêng rồi bỏ vào gùi để khỏi lẫn lộn với các sản phẩm khác của rừng. Sau khi được phơi khô, nấm hòm được bán với giá 30.000đ/kg. Nếu ai ngại phơi nấm độc trong nhà thì cứ mang nấm tươi đến điểm thu mua đặt tại thôn 2, xã An Toàn để đổi vào gói mì tôm, dăm gói thuốc lá hoặc mấy xị rượu.

Cảnh báo thương lái Trung Quốc thu mua nấm độc chết người - ảnh 2
Nấm hòm có mùi hăng hắc rất khó chịu.

Chị L., 1 người chuyên thu mua lâm sản phụ dưới tán rừng của người dân địa phương, cho biết: “Nấm hòm còn tươi vừa mang từ rừng về cũng có màu đen sì như khi nó đã khô. Sau khi phơi, những cái nấm không teo lại nhỏ hơn là mấy, nấm tươi chỉ nhẹ hơn nấm khô chút đỉnh”. Lúc vốc những chiếc nấm vào 2 tay để chụp hình, tôi nghe 1 mùi hăng hắc nồng xộc vào mũi rất khó chịu. Ngay sau đó, chị L. bảo tôi phải đi rửa tay ngay chứ không thì nguy hiểm. Cái mùi hăng hắc của những chiếc nấm hòm còn theo tôi dai dẳng suốt ngày hôm ấy với cảm giác rất khó chịu. Cũng theo chị L., sau khi thu mua được số lượng kha khá nấm hòm khô, chị mang về xã Hoài Tân (Hoài Nhơn) để bán cho đại lý thu mua của ông Sơn. Rồi từ đại lý này, nấm hòm được bán cho những thương lái chuyên buôn bán với các lái buôn người Trung Quốc.

Buôn bán nấm độc quả là 1 hiện tượng khá “độc”. Có lẽ các ngành chức năng và các cơ quan chuyên môn cần quan tâm đến chuyện mua bán nấm độc này. Trước mắt, cần ngăn chặn không để loại nấm độc này lưu thông trên thị trường để phòng trừ hậu họa.

Nguồn: Báo Bình Định

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !