Cạn tiền thanh toán, nhà đầu tư thứ cấp rao bán nhà cắt lỗ

Người mua bất động sản, đặc biệt là các nhà đầu tư thứ cấp đang đứng ngồi không yên với bài toán tài chính trong tình hình kinh tế khó khăn.

Mua nhà từ năm 2019, nhiều người đang gặp khó khi không xoay kịp dòng tiền để thanh toán cho chủ đầu tư theo kỳ hạn.

"Mắc cạn" do ôm đồm

Tháng 8 năm ngoái, anh T. ở TP.HCM được chào mua một dự án chung cư mới tại TP Thủ Dầu Một, Bình Dương. Kế hoạch ban đầu của anh là đầu tư khu vực TP.HCM, nhưng do các dự án mới vướng mắc về pháp lý, không có hàng mở bán, nên anh T. quyết định đầu tư vào Bình Dương.

Với giá chào bán 29 triệu đồng/m2 cho tầng đẹp và 27 triệu/m2 cho tầng cao hơn, anh T. đã quyết định đặt mua 2 căn có diện tích 42 m2 và 56 m2 với tổng tiền thanh toán lần lượt là 1,2 tỷ và 1,5 tỷ đồng trong vòng 2 năm.

Với thu nhập mỗi tháng 50 triệu đồng, anh T. tính toán đủ tiền để trả theo tiến độ (2-3 tháng/lần), mỗi lần tầm 140 triệu đồng.

Tính từ năm ngoái đến tháng 6 vừa rồi, anh T. đã thanh toán tổng cộng 7 đợt với số tiền 1,1 tỷ. Nhưng bắt đầu bước vào tháng 7, anh gặp khó khăn về thanh toán.

“Từ đầu tháng 2 tài chính của tôi bắt đầu khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, công ty chỉ trả 70% lương. Tôi đã phải dùng đến tiền dự trữ để đắp vào các đợt thanh toán đúng hạn. Nhưng đến tháng 7 thì tôi không còn khả năng thanh toán, một phần vì cạn tiền, phần nữa là do tiến độ xây dựng của dự án quá nhanh, mỗi tháng phải thanh toán một lần”, anh T. nói.

Nhà đầu tư thứ cấp này cho biết đã đề nghị cho giãn tiến độ thanh toán, nhưng không được chấp thuận vì chủ đầu cho hay do đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đồng nghĩa với việc phải thanh toán đầy đủ cho nhà thầu, cũng như trả lãi ngân hàng.

tien do thanh toan bat dong san Covid-19 anh 1

Một dự án căn hộ đang trong giai đoạn cất nóc và hoàn thiện tại Bình Dương. Ảnh: Quỳnh Danh.

“Tôi không dám thế chấp căn hộ để vay ngân hàng vì thu nhập hiện không đảm bảo nên đã nhờ môi giới rao bán thử một căn với mức giá bằng với khi mua. Nhưng cả tháng qua căn hộ vẫn chưa được giao dịch vì người mua ép giá xuống”, anh T. chia sẻ.

Tương tự, anh Quang (38 tuổi) cũng đang tìm mọi cách bán căn biệt thự liền kề mà vợ chồng anh đầu tư tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

"Căn biệt thự thô chúng tôi mua vào khoảng nửa đầu năm 2019 với giá 1,8 tỷ đồng, đến nay đã thanh toán được 50%. Tuy nhiên, do tình hình tài chính gia đình khó khăn, chúng tôi không biết có thể xoay tiền trả được phần còn lại hay không bởi còn phải cân đối cho các khoản đầu tư khác", anh Quang lo lắng.

Nhà đầu tư thứ cấp này cho biết đã nhờ môi giới rao bán từ ngay sau đợt Tết Nguyên Đán vừa qua với mức giá 2 tỷ đồng, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có người hỏi mua.

"Mặc dù chấp nhận bán với mức giá thấp hơn vẫn rất khó. Vợ chồng tôi đang tìm cách đàm phán với phía chủ đầu tư để được giãn tiến độ thanh toán", anh cho biết thêm.

Kế hoạch tài chính đảo lộn vì Covid-19

Bình luận về khó khăn của nhà đầu tư thứ cấp, ông Phan Công Chánh, Tổng giám đốc Phú Vinh Group cho biết sau 7 tháng mất thanh khoản, nhiều nhà đầu tư lướt sóng hoặc vốn nhỏ lâm vào tình thế "ngồi trên lửa" với các tài sản họ đang nắm giữ.

Những nhà đầu tư này thường không đủ tiềm lực tài chính dài hạn. Do đó, khi có biến động xảy ra, diễn biến tâm lý thị trường xuống thấp do tác động của dịch Covid-19 khiến họ không kịp thoát hàng. Càng nắm giữ tài sản thì áp lực tài chính càng lớn.

Theo ông Chánh, giải pháp cho các nhà đầu tư lướt sóng đang khó khăn lúc này là cơ cấu lại nguồn vốn và nợ ở mức hợp lý, tránh vay quá lớn. Cán cân nợ lý tưởng tại thị trường bất động sản Việt Nam là ở mức 30% .

tien do thanh toan bat dong san Covid-19 anh 2

Một dự án bất động sản hạng sang tại khu vực Thủ Thiêm, quận 2, TP.HCM. Ảnh: Quỳnh Danh.

Ngoài ra, CEO Phú Vinh Group cho rằng các nhà đầu tư lướt sóng nếu lỡ "mắc cạn" có thể tiến hành các bước đàm phán giãn, hoãn, giảm nợ hoặc miễn nợ nếu xét thấy vẫn còn cơ hội giữ lại tài sản. Bước cuối cùng, nếu đang vay nợ quá lớn, nhà đầu tư vốn nhỏ phải mạnh dạn bán tài sản để trả nợ tránh tình trạng mất thanh khoản dẫn đến phá sản, thua lỗ nặng hơn.

Về phía chủ đầu tư, theo ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group, dịch bệnh Covid-19 đang tác động rất lớn đến thu nhập của khách hàng ở một số ngành nghề, chính vì vậy năng lực trả nợ ngân hàng của họ cũng bị ảnh hưởng phần nào.

Điều này dẫn đến việc kế hoạch thanh toán của khách hàng cho chủ đầu tư sẽ bị gián đoạn hoặc không thể thanh toán đủ, khiến bài toán tài chính bị đảo lộn.

Ông Phúc cho rằng doanh nghiệp cũng có thể bị ảnh hưởng lớn do khách hàng không thanh toán đúng như tiến độ và cam kết. Để giải quyết vấn đề này, theo CEO Phú Đông Group có 2 giải pháp thanh toán trước mắt được các chủ đầu tư áp dụng.

Thứ nhất là kéo dài phương thức thanh toán. Đây là phương án được nhiều chủ đầu tư sử dụng, tuy nhiên chỉ phù hợp với các dự án chưa bàn giao.

Các chủ đầu tư đang chuẩn bị bàn giao nhà cho khách hàng có thể cùng làm việc với ngân hàng và người mua nhà để giãn thời gian trả nợ gốc, chỉ trả lãi trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên phương án này cần được sự đồng thuận từ phía ngân hàng.

Giải pháp thứ hai là chủ đầu tư khuyến mãi trả lãi suất cho khách hàng, khách hàng chỉ trả gốc trong một thời gian nhất định.

Doanh thu lao dốc vì Covid-19, DN bất động sản tìm cách

Doanh thu lao dốc vì Covid-19, DN bất động sản tìm cách "thoát hiểm" cuối năm

Bị ảnh hưởng của dịch bệnh nên có thời điểm doanh thu sụt giảm tới 70-80%, các doanh nghiệp bất động sản vẫn tìm đường tăng tốc vào cuối năm.

Theo zingnews.vn

Vị trí trung tâm kết nối của Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam

Không chỉ tọa lạc tại khu vực phong thủy thịnh vượng bậc nhất, dự án Sun Urban City Phủ Lý còn đón đầu quy hoạch hạ tầng và tương lai phát triển của tỉnh Hà Nam.

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.

Lãi suất cho vay mua nhà bao nhiêu sẽ kích cầu bất động sản?

Lãi suất điều hành liên tục giảm nhưng lãi suất cho vay mua nhà vẫn chưa hạ nhiều như năm 2021-2022. Theo chuyên gia đánh giá, lãi suất cho vay phải hạ thêm 1 - 2% mới có tác động tốt hơn tới thị trường bất động sản.

Chung cư Hà Nội tăng giá 73% sau 4 năm, thấp nhất 35 triệu đồng/m2

Dù thị trường bất động sản khó khăn chung, nhưng giá chung cư tại Hà Nội không giảm mà còn tăng liên tiếp 18 quý. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 53 triệu đồng/m2, sắp tới sẽ giảm hay tăng tiếp? .

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Sacombank vi phạm trong cho vay đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu Ấn Sài Gòn, doanh nghiệp do bà Trương Huệ Vân, ái nữ của gia tộc Vạn Thịnh Phát, làm đại diện theo pháp luật.

Đại gia bị chặn giao dịch BĐS Nguyễn Cao Trí, mạng lưới kinh doanh cực khủng

Dù khá kín tiếng nhưng ông Nguyễn Cao Trí được biết đến là một doanh nhân hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B), sở hữu chuỗi nhà hàng Capella đình đám và loạt bất động sản khủng.