Căn bệnh khoảng 4% trẻ em Việt mắc, giúp việc ngại nhận chăm

Gia đình cháu thuê rất nhiều giúp việc nhưng ai cũng chỉ được dăm bữa nửa tháng là xin nghỉ. Chỉ vì không thể chịu được cậu con trai quá nghịch. Cháu có thể cầm vật cứng đập vào đầu giúp việc, thậm chí lúc bác giúp việc ngủ, cu cậu vạch quần tè luôn vào mặt…

Đây là thông tin do Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cung cấp tại hội thảo “rối loạn tăng  động giảm chú ý” tổ chức vào chiều  7/5.

Ths. BS Lê Công Thiện, Trưởng Phòng Điều trị tâm thần nhi, Viện Sức khỏe Tâm thần cho biết, rối loạn tăng động giảm chú ý – Attention-deficit hyperactivity disorder (ADHD) là một trong những rối loạn tâm thần hay gặp nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Theo “Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần - lần thứ 4 bản sửa đổi” (DSM – IV TR), tỷ lệ trẻ ADHD là 3 - 7% trong độ tuổi đi học. Ở Hoa Kì, ước tính từ 5% đến 9% trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 12 tuổi mắc ADHD, tỷ lệ này tương tự với tỷ lệ trẻ mắc ADHD ở nhiều nghiên cứu trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ có vấn đề về chú ý khoảng 4% trên 1.320 trẻ được nghiên cứu.

BS Viện sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) thăm khám cho một bệnh nhi mắc chứng tăng động, giảm chú ý

Ths. Bs Lê Công Thiện cho biết, có nhiều giả thuyết về nguyên nhân và cơ chế gây nên ADHD như: di truyền, biến đổi chất dẫn truyền thần kinh, thay đổi cấu trúc của não, yếu tố tổn thương não, thai sản, vai trò của môi trường…ADHD có biểu hiện quá mức tình trạng không tập trung chú ý, hoạt động không kiểm soát và tăng hoạt động.

“Trẻ ADHD thường có một số biểu hiện chính như thiếu kiên trì, ngọ nguậy thường xuyên vận động nhiều, luôn nhấp nhỏm, chạy nhảy, leo trèo; khó khăn trong việc tổ chức, sắp xếp công việc; thường xuyên đánh mất các vật dụng cần thiết cho công việc, học tập; thường xuyên quên trong hoạt động, sinh hoạt hằng ngày; khó khăn trong việc tuân thủ yêu cầu từ người khác; gặp khó khăn mỗi khi phải chờ đợi đến lượt; bật ra những câu trả lời khi chưa nghe hết câu hỏi, nói quá nhiều…Trẻ dễ bị kích thích từ các yếu tố từ bên ngoài”, Ths. Lê Công Thiện nói.

Các chuyên gia cũng cho biết thêm, việc điều trị ADHD có nhiều lựa chọn điều trị như giáo dục, trị liệu tâm lý, thuốc, kết hợp các phương pháp... và cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà chuyên môn, gia đình và nhà trường cũng như sự quan tâm của cả cộng đồng. Tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ nặng của rối loạn, thể lâm sàng, điều trị trước đó... mà có chỉ định điều trị, can thiệp phù hợp.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại được Ths Thiện chỉ ra rằng, dù là bệnh lý mãn tính, việc tuân thủ điều trị là tối quan trọng nhưng trên thực tế hay có tình trạng bệnh nhân bỏ điều trị khi thấy bệnh đỡ. Đó là bệnh nhân Nguyễn Trung K (Hoàng Mai, Hà Nội), từng phát hiện và điều trị tăng động giảm chú ý từ 16 năm trước.

“Cháu đến gặp tôi khi mới 8 tuổi với đầy đủ biểu hiện của một trẻ bị tăng động giảm chú ý. Sau hai năm với hai lần đổi thuốc, cháu đã có tiến triển rõ rệt, tập trung hơn, kết quả học tập cũng khả quan rất nhiều. Gia đình thấy cháu đỡ, ngỡ khỏi bệnh nên ngưng điều trị. Chỉ thời gian sau, cháu lại tái phát. Sau lần đó, gia đình rút kinh nghiệm, duy trì đều đặn việc điều trị cho đến tận bây giờ. Hiện cháu học tốt, bố mẹ có dự định cho cháu đi du học. Hiện giờ phải điều trị duy trì, cháu học tốt, bố mẹ có dự định đưa đi du học.

Điều trị ở đây không có nghĩa phải uống thuốc mà là sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Thời gian điều trị, càng dài càng tốt”, Ths Thiện nhấn mạnh.

Một trường hợp khác được TS. TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần kể lại, từng có bệnh nhi bị tăng động đến mức không giúp việc nào “chịu đựng được”.

“Gia đình cháu thuê rất nhiều giúp việc nhưng rồi ai cũng chỉ được dăm bữa nửa tháng là xin nghỉ. Chỉ vì không thể chịu được cậu con trai quá nghịch. Cháu có thể cầm vật cứng đập vào đầu giúp việc, thậm chí có lúc bác giúp việc ngủ cu cậu vạch quần đái luôn vào mặt…Sau khi không thể nào tìm được giúp việc, bố mẹ cháu bé đã phải đưa con đến viện, và trạng thái tăng động của cháu đã giảm hẳn”, TS Phương nhớ lại.

Các bác sĩ cũng cho biết thêm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ sẽ phải đối diện với nhiều vấn đề trong quá trình phát triển tâm sinh lý, học tập, giao tiếp, phát triển cảm xúc cũng như các kỹ năng xã hội của trẻ. Hơn 50% bệnh nhân trẻ em được chẩn đoán ADHD tiếp tục có những biểu hiện triệu chứng trong suốt thời kì thanh thiếu niên và hơn một nửa có những suy giảm chức năng xã hội ở tuổi trưởng thành. Ngoài ra, trẻ bị ADHD có nguy cơ cao hơn mắc kết hợp các rối loạn tâm thần khác, tăng nguy cơ sử dụng chất gây nghiện, hành vi phạm tội cũng như tai nạn so với trẻ bình thường. Việc phát hiện sớm, điều trị sớm, can thiệp đúng cách có vai trò quan trọng trong việc cải thiện, hồi phục chức năng cho các trẻ bị ADHD.

“Khi trẻ có biểu hiện của ADHD, cha mẹ và nhà trường nên đưa trẻ đến các cơ sở khám chuyên khoa Tâm thần Nhi để được khám, đánh giá chính xác, toàn diện và được tư vấn, can thiệp điều trị phù hợp, hiệu quả”, Ths Thiện nói.

Hiện chi phí điều trị cho bệnh nhân điều trị tăng động giảm chú ý chưa được bảo hiểm y tế thanh toán, điều này trở thành gánh nặng của không ít gia đình không may có con mắc tăng động, giảm chú ý. TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần đưa ra dẫn chứng, một viên thuốc đặc trị tăng động giảm chú ý Concerta có giá 50.000 – 60.000 đồng/viên. Mỗi bệnh nhân dùng mỗi ngày ít nhất 1 viên, có trường hợp 2 viên. Như vậy, trung bình mỗi tháng gia đình đã phải chi trả 1,8 triệu cho một loại thuốc này. Trong khi đó, gia đình có trẻ tăng động, giảm chú ý sẽ phải bỏ nhiều công sức chăm sóc con…

“Việc điều trị cho trẻ tăng động, giảm chú ý kéo dài nên đây thực sự là gánh nặng đối với những gia đình có con mắc tăng động giảm chú ý, nhất là với những gia đình làm công ăn lương, gia đình không có thu nhập. Vì thế, tôi rất mong bệnh nhân tăng động giảm chú ý được hưởng bảo hiểm y tế”, TS Doãn Phương kiến nghị.

Trả lời câu hỏi, làm thế nào để phân biệt trẻ hiếu động và trẻ mắc chứng tăng động, giảm chú ý, Ths. Lê Công Thiện cho biết, trẻ hiếu động thường tăng hoạt động có mục đích nhưng vẫn tuân thủ các quy định. Chẳng hạn thầy cô giáo, bố mẹ yêu cầu ngồi một chỗ vẫn  tuân thủ. Đặc biệt, dù nghịch ngợm nhưng không ảnh hưởng đến kết quả học tập. Còn tăng động giảm chú ý thì ngược lại. Trẻ mắc tăng động từ khi sinh ra đã có biểu hiện. Theo đó, trong những ngày đầu, tuần đầu, tháng đầu của cuộc đời trẻ tăng động sẽ nhạy cảm hơn với ánh sáng, hay quấy khóc, rối loạn giấc ngủ, rất nhạy cảm với âm thanh…Lớn hơn trẻ dễ bị kích động những yếu tố cảm xúc, reo hò, hò hét, nghịch ngợm luôn chân tay. Tuy nhiên không phải cứ có các yếu tố này là trẻ bị tăng động mà cần phải được thăm khám bởi các các sĩ chuyên khoa.

N. Huyền

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !