Cấm xe máy vào nội đô, Hà Nội cần làm gì?

Theo chuyên gia, để cấm được xe máy vào nội đô như đề án đang được soạn thảo, Hà Nội cần phải có hệ thống giao thông công cộng: xe buýt, đường sắt đô thị, tàu điện ngầm… phát triển đủ mạnh.

Tiếp tục bài viết “Nghịch lý giao thông Hà Nội: Tắc đường dân kêu, cấm xe dân than”, trao đổi với phóng viên Infonet về việc vì sao cứ động tắc đường là dân kêu nhưng khi các cơ quản quản lý nhà nước đưa ra các đề án hạn chế xe cá nhân mà cụ thể là cấm ô tô, xe máy để tránh tắc đường thì bị dân than, một chuyên gia giao thông cho rằng, việc người dân kêu và than là chuyện bình thường và dễ hiểu. Người dân họ có quyền kêu và than như vậy.

“Sinh ra cơ quan quản lý nhà nước, Bộ này sở kia là để lo cơ sở hạ tầng cho người dân đi lại. Người dân đóng thuế nuôi các bộ máy này nhưng anh không lo được cơ sở hạ tầng cho người dân, người ta đi lại bị ùn tắc đương nhiên họ phải kêu. Còn chuyện than cũng thế. Không phải cứ việc gì anh không quản lý được là lại cấm”, vị chuyên gia nói.

Theo chuyên gia này, không phải bây giờ Hà Nội mới bàn đến chuyện cấm cái này cái kia để hạn chế xe cá nhân hòng giảm ùn tắc giao thông nhưng các giải pháp ấy đều không thực hiện được vì không được sự đồng thuận của người dân.

Theo ông, tại Hà Nội hiện nay, chúng ta không thể cấm hoặc hạn chế người dân sử dụng phương tiện cá nhân ngay được vì nếu cấm sẽ không có phương tiện gì để đi lại.

“Hiện nay, thành phố mỗi ngày có tới 12 triệu lượt người đi lại, trong khi đó xe buýt chỉ có trên 1.000 chiếc, giải quyết chưa được 10% nhu cầu đi lại của người dân. Do đó, người dân không có sự lựa chọn nào khác, phải tự sắm phương tiện cho mình để giải quyết nhu cầu đi lại làm ăn, giao dịch”, ông cho biết.

Cấm xe máy vào nội đô, Hà Nội cần làm gì? - ảnh 1

Cảnh ùn tắc trên đường phố Hà Nội.

Theo vị chuyên gia này, để cấm được xe máy vào nội đô như đề án đang được Sở GTVT và Viện Chiến lược phát triển giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải) soạn thảo, Hà Nội cần phải có hệ thống giao thông công cộng: xe buýt, đường sắt đô thị, tàu điện ngầm… phát triển đủ mạnh, đáp ứng được nhu cầu đi lại của mọi người dân. Khi việc đi lại của người dân bằng phương tiện công cộng thuận tiện, dễ dàng, người dân sẽ tự từ bỏ phương tiện cá nhân. Khi đó, TP có cấm xe máy hay ô tô đều sẽ nhận được sự đồng tình của người dân.

Đồng tình với quan điểm trên, nguyên Giám đốc nhà xuất bản GTVT Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, tất cả các bài toán hạn chế phương tiện cá nhân phải kèm theo có đường sắt đô thị, có xe buýt đầy đủ, hạ tầng phải phát triển để người dân chọn đi phương tiện nào chứ 90% người dân đi phương tiện cá nhân, bây giờ cấm người ta đi bằng gì? 

Theo vị chuyên gia này, chỉ cần so sánh với một thành phố trung bình như Braha của Tiệp Khắc, người ta có hàng nghìn xe buýt và hàng trăm km tàu điện ngầm, hàng trăm km tàu điện và một hệ thống ô tô điện. Như vậy người ta có năng lực gấp 5-7 mình. Mình chỉ có 1000 xe buýt ăn thua gì!

Theo ông Thủy, Hà Nội muốn đảm bảo được 30-40% người dân đi xe công cộng thì ít nhất phải có 15.000-20.000 xe buýt. Thế nhưng, nếu xe buýt nhiều như vậy thì làm gì có đường mà đi. Do vậy, chúng ta phải đi trên đi dưới. Phải đi tàu điện ngầm, phải đi trên cao để tận dụng không gian đô thị.

“Còn 1.000 xe buýt mỗi năm chỉ đáp ứng 8-10% nhu cầu đi lại, vậy còn 90% còn lại người ta đi lại bằng gì, do đó, buộc phải mua ô tô, xe máy để đi. Do đó, ùn tắc càng bức xúc, áp lực”, nguyên Giám đốc NXB Giao thông vận tải nói.

Liên quan đến việc cấm xe máy vào trong nội đô, mới đây trao đổi với phóng viên Infonet, TS. Đinh Thị Thanh Bình, Viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý Giao thông vận tải (Bộ GTVT) cho rằng, đến năm 2025, Hà Nội chỉ có thể cấm xe máy trong phạm vi hẹp.

Theo bà Bình, thông thường đến năm 2025 không thể nói tất cả các hành lang giao thông chính của Hà Nội đã được phủ kín bằng phương tiện vận tải lớn được mà chỉ có hai tuyến. Hai tuyến này chủ yếu là hướng Tây và Đông Nam là có khối lượng lớn, đáp ứng được nhu cầu đi lại trên 2 trục đó. Còn các hướng còn lại với năng lực xe buýt đang hạn chế và bị giới hạn cho nên vùng hạn chế xe cá nhân không thể rộng được.

Vấn đề nữa là vùng hạn chế xe cá nhân hiện nay cũng phải xem xét xem khu vực khoanh vùng là khu vực nào? Ví dụ, đến năm 2025 chúng ta hạn chế xe cá nhân từ vành đai 2 trở vào thì phương thức thay thế cho vành đai 2 chắc chắn là xe buýt nhỏ chứ không thể nói là BRT hay vận tải đường sắt đô thị được vì không có. Từ vành đai 2 trở vào chỉ có 2 tuyến đi trung tâm thôi thì sẽ bị hạn chế.

Tuy nhiên, nếu khu vực hạn chế chỉ ở khu vực trung tâm phố cổ thì cũng không ảnh hưởng gì nhiều và có thể hạn chế được. Do đó, phải xem xét nên hạn chế khu vực nào khi mà hệ thống giao thông công cộng không đáp ứng được toàn bộ, đa số nhu cầu.

Theo TS Đinh Thị Thanh Bình, để cấm được phương tiện cá nhân, Hà Nội sẽ phải triển khai đồng bộ cả 3 giải pháp. Giải pháp thứ nhất là thúc đẩy vận tải hành khách công cộng, BRT, xe buýt và có phương tiện hỗ trợ khác ở khu vực trung tâm, có thể là xe điện hoặc xe buýt có tiêu chuẩn Euro cao hơn.

Thứ hai, song hành với nó hạ tầng giao thông vẫn phải tiếp tục cải thiện. Phát triển những hầm chui, cầu vượt để giải quyết ách tắc giao thông.

Giải pháp thứ 3 mới là quản lý, hạn chế phương tiện cá nhân làm sao cho đồng bộ giữa phương tiện cá nhân với phương tiện công cộng chứ không phải cấm.

Tuấn Minh

Cặp đôi đang gây bão trên sóng giờ vàng, ăn ý hơn cả Hồng Đăng - Hồng Diễm

Doãn Quốc Đam và Duy Hưng đóng anh em trong phim cảnh sát hình sự "Độc đạo" ăn ý hơn cả cặp đôi vàng Hồng Đăng - Hồng Diễm trên màn ảnh một thời.

Nhan sắc ngọt ngào của MC dự báo thời tiết Ngọc Khánh

Với nhan sắc xinh đẹp cùng lối dẫn duyên dáng, Vi Thị Ngọc Khánh là MC - BTV được khán giả yêu thích khi dẫn bản tin thời tiết của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội (Đài Hà Nội).

Trung thu hấp dẫn với loạt trải nghiệm chưa từng có tại Tây Ninh

Tây Ninh hứa hẹn là điểm đến hot bậc nhất Nam bộ dịp Trung thu năm nay, với Hội Yến Diêu Trì Cung đánh dấu 100 năm khai đạo Cao Đài, cùng đêm nhạc của Cẩm Ly và vô số hoạt động hấp dẫn tại đỉnh núi Bà Đen.

NSND Kim Chi trẻ trung không ngờ, Vượng Râu 'tình bể bình' với vợ trẻ kém 5 tuổi

NSND Kim Chi trẻ trung không ngờ với mái tóc ngắn ngang vai, nghệ sĩ Vượng Râu chụp ảnh "tình bể bình" bên vợ trẻ kém 5 tuổi.

6 dấu hiệu nhận biết cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng

Một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm nhất là khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.

Không thể sinh con, tôi có nên ly hôn chồng để quay về với tình cũ?

Không thể sinh con cho gia đình nặng tư tưởng phong kiến, tôi chìm đắm trong cuộc hôn nhân đầy nước mắt. Liệu tôi có nên ly hôn chồng để quay về với tình cũ?

Đô thị thời đại Sun Urban City: Nơi lý tưởng để ‘sống cuộc đời rực rỡ’

Ngày 24/8, lễ ra mắt dự án Đô thị thời đại Sun Urban City - “Sống cuộc đời rực rỡ” tại Nhà thi đấu tỉnh Hà Nam đã mang tới màn trình diễn nghệ thuật mãn nhãn cùng những thông tin đầu tiên về thành phố nghỉ dưỡng ngoại ô 1001 tiện ích phía nam Hà Nội.

Xem ngay kẻo lỡ: Loạt show diễn hot nhất Đà Nẵng dịp nghỉ lễ 2/9

Hàng loạt ưu đãi, trải nghiệm và show diễn đỉnh cao tại khu du lịch Sun World Ba Na Hills và “quận giải trí” Da Nang Downtown (Công viên châu Á cũ) đang chào đón du khách dịp nghỉ lễ Quốc khánh.

Đời thực sexy của Như 'chài trai' đóng phim hot nhất giờ vàng VTV

Yên Đan, nữ diễn viên sinh năm 1997 vào vai Như "chài trai" - bạn cùng phòng của Pu trong "Đi giữa trời rực rỡ" sở hữu nhan sắc và vóc dáng ấn tượng.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Đang cập nhật dữ liệu !