Cách Nga đáp trả Mỹ khi Hiệp ước INF bị “khai tử”

Trong bài viết trên tờ Izvestia, chuyên gia quân sự Dmitry Kornev viết, việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF sẽ dẫn đến việc tái trang bị đáng kể cho các lực lượng vũ trang Nga và 2 nước (Nga, Mỹ) sẽ chế tạo nhiều loại vũ khí mới.

Hiệp ước INF chính thức bị “khai tử” từ ngày 2/8

Theo ông Dmitry Kornev, có thể tổ hợp tên lửa Iskander-M sẽ được trang bị tên lửa hành trình có tầm bắn lên tới 2.500 km trở lên, nếu nó được phát triển trên cơ sở thiết kế tên lửa hành trình tầm xa 3M-14 của tổ hợp Calibre.

Ngoài ra, theo chuyên gia này, những sửa đổi trong tương lai của tên lửa hành trình Calibre sẽ tổng thể và tiên tiến hơn, có thể được triển khai trên một tổ hợp Iskander tinh tế và hiện đại hóa, có tầm bắn lên tới 5.000 km, nhưng việc phát triển những vũ khí như vậy có thể cần vài năm.

Chuyên gia cho rằng nó phù hợp để tiếp tục chương trình tên lửa RS-26 Rubezh. Theo ông, việc tạo ra một thiết bị chiến đấu mới cho tên lửa đạn đạo có thể mất từ hai đến ba năm với đủ kinh phí, và tầm bắn sẽ đạt tới 6.000 km.

Ngoài ra, ông Kornev nhấn mạnh, việc Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước INF,các hệ thống vũ khí dựa trên công nghệ siêu thanh cũng sẽ được tích cực phát triển.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres

Trước đó, ngày 1/8, Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres đã hối thúc Mỹ và Nga khẩn trương tìm kiếm một thỏa thuận theo “cùng một hướng đi mới” nhằm kiểm soát vũ khí.

Tuyên bố này được đưa ra một ngày trước khi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (Hiệp ước INF) chính thức bị “khai tử”.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Guterres ca ngợi hiệp ước INF là một thỏa thuận mang tính bước ngoặt giúp ổn định châu Âu và chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Ông Guterres nhấn mạnh: “Khi hiệp ước này hết hiệu lực ngày 2/8, thế giới sẽ mất đi một công cụ vô giá nhằm kìm chế cuộc chiến hạt nhân. Điều này sẽ có nguy cơ làm gia tăng, chứ không phải là giảm, mối đe dọa do các tên lửa đạn đạo gây ra”.

Bất chấp việc văn kiện này hết hiệu lực, TTK LHQ kêu gọi các bên nên tránh gây bất ổn tình hình và khẩn trương tìm kiếm một thỏa thuận theo cùng một hướng đi mới để kiểm soát vũ khí toàn cầu.               

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov

Về phần mình, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố các bước đi của Mỹ nhằm phá vỡ một loạt thỏa thuận quan trọng nhất trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí, trong đó có Hiệp ước INF sẽ tác động tiêu cực tới an ninh chiến lược toàn cầu và kết cục sẽ chống lại các lợi ích của Washington.

Trước đó, cố vấn an ninh quốc gia John Bolton xác nhận Washington sẽ chính thức rút khỏi Hiệp ước INF vào ngày 2/8.                   

INF được Mỹ và Liên Xô cũ ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 - 5.500 km).

Hiệp ước INF được Mỹ và Liên Xô cũ ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988 (Ảnh tư liệu)

Tuy nhiên, vào tháng 10/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước khi chế tạo tên lửa “Novator 9M729". Trong khi đó, Nga tuyên bố không tiêu hủy “Novator 9M729", đồng thời khẳng định loại tên lửa này không vi phạm Hiệp ước INF. Theo Moscow, Mỹ tạo cớ rút khỏi hiệp ước để có thể tự do phát triển những loại tên lửa mới.                  

Ngày 1/2/2019, Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ ngừng các nghĩa vụ trong khuôn khổ hiệp ước INF với Nga kể từ ngày 2/2 và bắt đầu tiến trình rút khỏi INF.

Ngày 6/2, Nga thông báo sẽ rút khỏi INF trong vòng 6 tháng, như một sự đáp trả tương xứng đối với việc Mỹ rút khỏi hiệp ước này. Căng thẳng về INF khiến nhiều nước trên thế giới quan ngại. Một loạt quốc gia và tổ chức quốc tế đã kêu gọi Nga - Mỹ đối thoại để "đảo ngược" quyết định trên và tránh một cuộc chạy đua vũ trang mới.

Trí Đức (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !