Cách nấu món bún tôm đúng kiểu Hải Phòng

Vị bùi bùi của thịt tôm “quyện” với vị ngọt, thơm của nước dùng nguyên chất từ tôm sẽ khiến bạn không thể nào quên hương vị bún tôm Hải Phòng trong ngày đông lạnh.

Không khó để tìm một hàng bún tôm Hải Phòng ở Hà Nội, nhưng để nấu một nồi bún tôm đúng “chất”, đúng vị kiểu Hải Phòng tại gia thì cũng không hề khó. Cuối tuần này bạn hãy thử vào bếp và nấu cho cả gia đình món ngon này nhé!

Cách làm các món ăn, món cỗ, mứt dễ dàng nhất

Nguyên liệu (dành cho 4-5 người ăn):

- Sườn thăn: 300 gram
- Tôm : 400 gram
- Rau cần hoặc rau cải ngọt (theo mùa): 1 mớ
- Cà chua: 200gram
- Hành củ: 2-3 củ
- Thì là, hành lá, nấm hương, mộc nhĩ
- Bún : 1 kg

Tôm để nấu bún tôm Hải Phòng không thể là tôm khô mà chắc chắn phải là tôm tươi còn nhảy “tanh tách” để nước dùng khi chế biến có được vị “nguyên tôm”, ngon và ngọt. 

Cách nấu món bún tôm đúng kiểu Hải Phòng - ảnh 1

Chuẩn bị nguyên liệu: cà chua thái quả cau, mộc nhĩ, nấm hương thái chỉ...

Cách làm:

- Sườn thăn rửa sạch, trần qua nước sôi để hết cặn bẩn, rửa sạch lại lần nữa và ninh trong nồi áp suất khoảng 10-15 phút. 

- Tôm tươi rửa sạch, bóc vỏ, đầu tôm và phần thịt tôm để riêng. Muốn bóc vỏ tôm dễ hơn bạn có thể dùng “mẹo”, là sau khi rửa sạch đảo nhanh tôm trên lửa nóng, để nguội rồi sau đó mới bóc vỏ. Cho phần vỏ tôm, đầu tôm đã bóc vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc lấy nước để làm nước dùng. 

Cách nấu món bún tôm đúng kiểu Hải Phòng - ảnh 2

Tôm sau khi xào với mộc nhĩ, nấm hương có màu vàng đặc trưng, thịt tôm săn, thơm

- Bắc nước dùng đã lọc lên bếp, cho một thìa cà phê gia vị, dùng đũa khoắng đều theo chiều kim đồng hồ cho tới khi nước trong nồi lăn tăn sôi thì dừng lại. Làm như vậy, phần gạch tôm sẽ không bị “đóng” vào đáy nồi. Muốn để nước dùng thơm, ngon hơn thì bạn nhớ khi nước dùng sôi thì pha thêm phần nước sườn (xương) đã ninh. Sau đó, đun sôi nước dùng trên bếp với lửa nhỏ thêm 5-10 phút để nước thơm, không bị tanh.

Cách nấu món bún tôm đúng kiểu Hải Phòng - ảnh 3

Nước dùng từ nước lọc tôm và nước sườn ninh đun sôi trên bếp

- Phần thịt tôm sau khi bóc vỏ, loại bỏ “chỉ đen” trên mình để tôm không bị sạn và khi xào sẽ ngấm gia vị hơn. Sau đó ướp phần thịt tôm đã được sơ chế sạch với khoảng 1 muỗng cà phê gia vị trong vòng 15 phút. 

- Nấm hương rửa sạch cho hết cặn rồi ngâm qua nước nóng cho nở đều. Mộc nhĩ rửa sạch, rồi cho một ít muối vào bóp đều, rửa lại lần nữa cho sạch mùi và ngâm vào nước nóng. Mộc nhĩ, nấm hương sau khi ngâm cho nở, thái chỉ nhỏ.

- Rau cần, thì là, hành hoa, cà chua… rửa sạch. Cà chua thái hình quả cau; thì là, hành lá … thái nhỏ, để riêng.

- Sau khi các nguyên liệu chuẩn bị đã sẵn sàng, phi thơm hành khô, cho thịt tôm đã ướp vào xào cùng nấm, mộc nhĩ, nêm gia vị vừa ăn. Khi thấy thịt tôm săn lại là được, bỏ riêng ra đĩa.
Phi thơm hành khô, cho cà chua vào xào tới, rồi cho vào nồi nước dùng đang sôi trên bếp.

- Rau cần hoặc rau cải ngọt (theo mùa) và bún tươi trần qua nước sôi.

Cách nấu món bún tôm đúng kiểu Hải Phòng - ảnh 4

Cho bún vào bát, thêm hành, thì là, rau, tôm, mộc nhĩ, nấm hương đã xào… lên trên

Bây giờ bạn chỉ việc cho bún vào bát, thêm hành, thì là, rau, tôm, mộc nhĩ, nấm hương đã xào… lên trên và chan nước dùng nóng hổi là đã có một bán bún tôm đúng kiểu Hải Phòng. Chắc chắn các thành viên trong gia đình sẽ rất thích với món ăn ngon và lạ miệng này dịp cuối tuần.

Cách nấu món bún tôm đúng kiểu Hải Phòng - ảnh 5

... Và chan nước dùng đang sôi trên bếp là bạn đã có một bát bún tôm Hải Phòng đúng "hiệu"

Nếu không thích ăn bún, bạn cũng có thể thay bằng bánh đa trắng hoặc đỏ (đặc trưng của Hải Phòng) rất ngon. 

Chúc bạn thành công với món bún tôm kiểu Hải Phòng!

Nguyễn Hoài

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Đang cập nhật dữ liệu !