Cách loại bỏ dễ dàng chất độc chết người trong củ sắn

Theo chuyên gia thực phẩm Nguyễn Duy Thịnh trong củ sắn tàu có axit HCN đây là axit có thể gây ngộ độc và nếu ăn sắn không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc thậm chí tử vong.

Ngộ độc sắn nguy hiểm thế nào?


Ngộ độc vì sắn


Chị Nguyễn Thị Hà 34 tuổi, trú tại Hà Nội trong đợt 30/4,chị về nhà người quen ở Hoành Bồ, Quảng Ninh chơi. Chị lên đồi lấy được củ sắn, chị Hà mang xuống nướng ăn luôn, sắn lại vừa đào xong nên rất ngon. Chị Hà ăn no sắn nướng vì rất lâu mới được ăn lại món này.

Sau ăn khoảng 4 tiếng, chị Hà bắt đầu có hiện tượng buồn nôn, đau bụng, chóng mặt. Cả nhà không biết chị bị làm sao, trong vòng 1 tiếng chị nôn tới chục lần. So với những người khác cùng ăn cơm tối không ai bị chỉ riêng chị. Lúc này, chị Hà mới kể chiều đào được củ sắn nướng và ăn.

Nghi ngộ độc sắn, gia đình đưa chị vào bệnh viện cấp cứu và bác sĩ chẩn đoán ngộ độc thực phẩm và món chính là sắn tàu. Lúc này, chị Hà mới biết “hiền như củ sắn” cũng có thể gây chết người nếu ăn khi đói và chưa loại bỏ được độc tố ra khỏi củ sắn.

Khi đề cập đến trường hợp của chị Hà, PGS Nguyễn Duy Thịnh – Viện công nghệ thực phẩm trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội cho biết, không chỉ riêng chị Hà mà ông gặp rất nhiều người đã bị ngộ độc sắn.

Nhiều năm trước, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM đã đưa ra cảnh báo ngộ độc sắn cấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Tai nạn này chiếm 10% trong số ngộ độc thức ăn, với tỷ lệ tử vong là 16,7%; cao nhất trong các loại hình ngộ độc thức ăn. Ngộ độc sắn hay miền nam gọi là khoai mì thường gặp ở trẻ, do các em tự ý đào củ đem nướng ăn hoặc do người lớn luộc cho, nhưng tất cả đều ăn nhiều vào lúc đói. Thời gian nhập viện trung bình sau ngộ độc là 11 giờ, sớm nhất 7 giờ và chậm nhất là 16 giờ.

Biểu hiện ngộ độc sắn thường xuất hiện vài giờ sau khi ăn loại lương thực này. Bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, nôn, tiêu chảy, đau bụng, một vài trường hợp có rối loạn thần kinh như biểu hiện nhức đầu, nóng bừng mặt, ù tai, chóng mặt, ngứa ngáy, chân tay nặng, người vật vã, run, co giật, có khi tử vong, có trường hợp bị sốt, ho... Một số ít trường hợp ngộ độc sắn có biểu hiện của rối loạn nhịp tim.

Loại bỏ độc tố trong củ sắn như thế nào?

Theo PGS Thịnh, trong sắn củ, lá sắn có chứa một lượng là axit cyanhydric viết tắt là HCN. Đây là loại axit sẽ gây chết người, bắt đầu với các triệu chứng khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở...

Hàm lượng HCN trong sắn rất khác nhau phụ thuộc vào giống sắn đắng, sắn cao sản chứa HCN cao hơn sắn ngọt loại củ sắn này thường dùng để sản xuất bột ngọt hoặc làm thức ăn cho gia súc, chứa nhiều độc tố, vị đắng, người ăn rất dễ bị ngộ độc.

Tuy nhiên, HCN là loại axit dễ bay hơi và tan trong nước. Nhờ đặc điểm hoá học này của HCN nên PGS Thịnh cho biết việc thải chất độc trong sắn trở nên đơn giản hơn.

Khi ăn sắn, không nên ăn các loại sắn cao sản, sắn đắng những loại sắn cây thấp, cuống lá màu đỏ, nhiều đốt vì loại sắn này chứa hàm lượng HCN rất lớn. Để đề phòng, nên chọn trồng loại sắn ít độc, không trồng sắn gần cây xoan...

Củ sắn sau khi dỡ về cần chế biến ngay không để lâu, nếu không chế biến được ngay có thể đem vùi xuống đất, cát.

Bóc bỏ vỏ sắn cả lớp vỏ lụa lần vỏ cứng rồi ngâm vào nước, ngâm càng lâu càng tốt. Khi luộc sắn nên mở nắp nhiều lần để chất độc bay hơi bớt. Khi ăn, nếu thấy có vị đắng thì không ăn. Có thể ăn sắn luộc với các loại đường, mật để trung hòa axit độc trong sắn.

PGS Thịnh cho biết, với trẻ nhỏ hạn chế cho ăn sắn nhất là ăn sắn lúc đói, ăn vào buổi tối vì khó phát hiện ra dấu hiệu ngộ độc HCN.

Khánh Ngọc

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !