Cách kiểm tra và phát hiện tấn công Microchip

Gần đây, truyền thông liên tục đưa tin về việc Trung Quốc cài chíp gián điệp (MicroChip) lên trên bộ mạch chủ trong các máy chủ dữ liệu do SuperMicro cung cấp cho hàng loạt các công ty công nghệ của Mỹ, bao gồm cả Apple, dù các bên đã phủ nhận

Theo thông tin từ Bloomberg ngày 04/10/2018, bằng một hình thức vô cùng tinh vi Trung Quốc đã gắn các con chip siêu nhỏ (Microchip) vào các bo mạch của các máy chủ chuyên dụng trong trung tâm dữ liệu của hơn 30 công ty Mỹ, bao gồm Amazon và Apple.

Liệu đây là cuộc tấn công chủ đích nhằm vào Mỹ hay là chiến dịch giám sát toàn cầu? SecurityBox, một công ty bảo mật của Việt Nam đã thực hiện phân tích sự kiện này dựa trên bản báo cáo từ Bloomberg và nhận định từ các chuyên gia để đem đến cho người đọc góc nhìn toàn diện và đầy đủ hơn.

Phương pháp tấn công

Trước đây, một số công ty Trung Quốc đã bị phát hiện cài đặt các phần mềm gián điệp lên các máy tính. Từ những năm 2013, các thiết bị gia dụng từ Trung Quốc cũng đã bị phát hiện có gắn chip do thám trong các sản phẩm gia dụng như bàn là, ấm đun nước, thậm chí những sản phẩm khác như điện thoại di động, camera dành cho ô tô.

Theo báo cáo của Bloomberg, hình thức tấn công mới tinh vi hơn rất nhiều, đòi hỏi kỹ thuật rất cao khi microchip được gắn thêm vào bo mạch chủ và có khả năng kết nối tới BMC (Baseboard Management Controller – Vi điều khiển nhúng trong bo mạch chủ để quản lý giao diện tương tác giữa phần mềm quản lý hệ thống và nền tảng phần cứng). Có 05 bước để thực hiện quá trình tấn công này:

·         Bước 1: Trung Quốc thiết kế và phát triển loại microchip chuyên dụng (Bằng đầu ruột bút chì) với hình dạng giống một thành phần kết nối tín hiệu trên bo mạch máy chủ. Microchip này có khả năng kết hợp với bộ nhớ, kết nối mạng để phục vụ các cuộc tấn công.

·         Bước 2: Các microchip được mang tới nhà máy gia công bo mạch máy chủ cho Supermicro tại Trung Quốc. Supermicro là một trong những nhà cung cấp bo mạch máy chủ lớn nhất trên thế giới.

·         Bước 3: Các bo mạch bị cấy microchip sẽ được lắp ráp vào các máy chủ của Supermicro cho các công ty/tổ chức.

·         Bước 4: Các máy chủ được triển khai trong trung tâm dữ liệu của các công ty/tổ chức.

·         Bước 5: Khi các máy chủ hoạt động, các chip này có thể tham gia vào chuỗi tấn công từ các máy chủ C&C do hacker kiểm soát.

Các bước microchip xâm nhập vào trung tâm dữ liệu (Theo Bloomberg)

Làm cách nào để gắn Microchip lên bo mạch?

Theo các chuyên gia an ninh mạng của SecurityBox, quá trình xây dựng bo mạch rất phức tạp, trải qua giai đoạn thiết kế, thử nghiệm sau đó mới tới bước gia công. Trong quá trình gia công bo mạch, các hãng bảo mật công nghệ bằng nhiều biện pháp như sử dụng hai nhà cung cấp riêng cho việc làm mạch và hàn mạch, các đơn vị gia công bo mạch chỉ có được file bản in của bo mạch. Bước này có rất ít thông tin về thiết kế tổng thể của bo mạch, do đó, việc gắn chip lên bo mạch không thể thực hiện một cách dễ dàng.

Để thực hiện được việc này có hai khả năng xảy ra:

·         Các dây chuyền gia công bo mạch tại Trung Quốc được tiếp cận tới bản thiết kế bo mạch hoặc thiết kế của các bo mạch đã được chỉnh sửa trước khi gia công;

·         Đội ngũ hacker Trung Quốc đã dịch ngược bản in bo mạch, sau đó tiến hành chỉnh sửa và bổ sung thiết kế mới gắn với microchip. Việc này rất khó nhưng trên lý thuyết vẫn có thể thực hiện được trong điều kiện khu vực can thiệp và tác động trên bo mạch không quá lớn.

Như đã đề cập ở phần trước, từ những năm 2013 các đồ dùng từ Trung Quốc như bàn là, ấm đun nước, điện thoại di động, camera gắn trên ô tô… đã bị phát hiện gắn các thiết bị theo dõi. Tuy nhiên, các công cụ theo dõi rất thô sơ và dễ phát hiện.

Với việc gắn microchip là hình thức tấn công hiệu quả, khó bị phát hiện và tính ổn định sẽ lâu hơn. Ngoài ra, microchip sẽ dễ dàng hơn trong việc xâm nhập vào các hệ thống thông tin quan trọng của các tập đoàn lớn cũng như các tổ chức chính phủ.

Chip theo dõi được phát hiện trong bàn là Trung Quốc từ những năm 2013

Cách thức kiểm tra và phát hiện

Để phát hiện có microchip gắn thêm vào các bo mạch không quá phức tạp nhưng việc này đòi hỏi quá trình kiểm tra và hợp tác với các nhà sản xuất phần cứng. Nếu chỉ có bo mạch đã gia công hoàn chỉnh thì rất khó để thực hiện kiểm tra. Khi có sự hợp tác từ nhà sản xuất phần cứng, chỉ cần đối chiếu bản thiết kế bo mạch và bo mạch đã gia công hoàn chỉnh để tìm ra sự sai khác. Nếu có sự sai khác, chứng tỏ bo mạch đã bị thay đổi trong quá trình gia công.

Thực tế phản hồi về vụ việc từ các tuyên bố của Apple, Amazon và Supermicro đều bác bỏ các tuyên bố liên quan tới báo cáo từ Bloomberg và tái khẳng định không có bất kỳ thông tin nào liên quan tới việc phát hiện microchip trên các máy chủ của các hãng. Do đó, microchip cũng có thể là một thông tin giả mạo. Dù là kịch bản nào đi nữa thì rõ ràng không gian mạng đang trở thành một vũ khí quan trọng phục vụ các lợi ích kinh tế, chính trị của các quốc gia trên thế giới.

Theo SecurityBox

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !