Cách chụp ảnh mưa sao băng Leonids ngày 17/11/2017
Mưa sao băng Leonids tối 17/11 lúc mấy giờ?
Mưa sao băng Leonids là một mưa sao băng lớn, có định kỳ hàng năm và năm nay có cực điểm vào rạng sáng 17, 18/11.
Tại Việt Nam, năm nay, trận mưa sao băng này diễn ra vào 1/10 âm lịch nên rất thuận lợi cho những người yêu thích thiên văn thưởng thức do nó không bị tác động tiêu cực từ ánh trăng khi quan sát. Thời gian ngắm mưa sao băng Leonids tốt nhất là khoảng sau 12 giờ đêm 17/8, nhất là sau 2h sáng ngày 18/11 vì đây là khi chòm sao Sư tử đã lên khá cao ở chân trời phía Đông.
Mưa sao băng năm 1833 |
Xem mưa sao băng Leonids tối 17 rạng sáng 18/11 như thế nào?
Đầu tiên, bạn hãy chọn một nơi ít ánh đèn, an toàn để có thể ngồi quan sát.
Tiếp đó, hãy tìm chòm sao Sư tử ở phía Đông (bạn có thể tìm ra nó bởi các ngôi sao sáng có hình dạng đặc trưng) và chờ đợi.
Mưa sao băng hoàn toàn có thể ngắm bằng mắt thường. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng kính thiên văn nếu có điều kiện thì việc quan sát sẽ được tốt hơn.
Mưa sao băng Leonids sẽ đạt cực đại đêm 17 rạng sáng 18/11 |
Chụp ảnh mưa sao băng Leonids như thế nào?
Việc đầu tiên để có thể chụp ảnh mưa sao băng là bạn phải xác định được thời điểm cực đại và hướng quan sát sao băng.
Theo đó, mưa sao băng Leonids sẽ đạt cực đạt vào đêm 17, rạng sáng 18/11. Thời điểm tuyệt vời nhất để bạn quan sát và chụp hình là từ sau 2h sáng ngày 19/11.
Hãy hướng ống kính của bạn về hướng Đông, nơi có chòm sao Sư tử (Leo)
Để có thể chụp ảnh được sao băng, bạn cần một máy ảnh có khả năng mở cửa trập trong thời gian khá lâu; một tripod để giữ vững thiết bị trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm dây bấm mềm, điều khiển hồng ngoại, laptop, dây kết nối để điều khiển các thông số chụp, xem ảnh trực tiếp được tiện lợi hơn.
Nguyên tắc để chụp được ảnh sao băng là để mở cửa trập trong thời gian dài nhất nhằm bắt được một sao băng rơi đúng thời điểm. Thời giam chụp khuyến nghị thường là từ 30s đến 5 phút (tùy điều kiện ánh sáng).
Sau đây là trình tự các bước chụp được đề nghị của Thienvanhanoi:
Chỉnh máy ảnh, điện thoại về chế độ chỉnh tay hoàn toàn. Đối với dslr vặn bánh xe về chế độ Bulb (nếu có) hoặc chế độ M rồi vặn bánh xe chỉnh tốc về chữ bulb để có thể chụp với thời gian lâu bao lâu tùy ý.
Lấy nét. Để lấy nét trong màn đêm tối đen như vậy, trước hết hãy tắt chế độ lấy nét tự động và chống rung trên ống kính, bật chế độ live view trên máy ảnh rồi zoom số hết cỡ vào một ngôi sao sáng hay một điểm sáng ở rất xa và lấy nét vào nó. Đối với các máy ảnh du lịch hay điện thoại ko thể lấy nét bằng tay, hãy lấy nét trước vào một vật thể sáng ở rất xa rồi khóa nét lại. Mục đích của tất cả những việc này là để máy lấy nét vào vô cực.
Đối với DSLR hay Microless, điều chỉnh tiêu cự phù hợp để lấy được hết vùng trời nơi đó. Tránh những đối tượng như người, cột đèn hay bât cứ nguồn sáng mạnh nào lọt vào khung hình. Bố cục cho hợp lí rồi khóa thật chặt tripod. Các thiết bị không có khả năng zoom quang tuyệt đối không nên zoom số, hãy chọn khung hình hoàn hảo nhất có thể.
Đối với DSLR và Mirorless, sau khi việc lấy nét, bố cục đã xong. Bạn hãy tùy chỉnh tiếp các thông số sau:
- Thiết lập chụp ảnh với chất lượng cao nhất (L) + định dạng RAW.
- Tùy chỉnh cân bằng trắng về chế độ đèn dây tóc hoặc chỉnh tay về khoảng (2500~3500k tùy môi trường nơi chụp).
- Bật chế độ long exp noise reduction và mức standard trong high iso speed noise reduction
- Nếu trời có nhiều mây thì chụp với thời gian 30~50s, nếu trời trong và đẹp thì chụp lâu hơn. Khép khoảng 2 stop so với khẩu max và chỉnh iso theo cho đúng sáng. (Smart phone nếu không thể phơi sáng lâu như vậy, hãy thiết lập mức phơi sáng lâu nhất mà máy cho phép).
- Mở chế độ khóa gương lật, chụp trễ 2s nếu bạn không có dây bấm mềm để tránh rung.
Đối với những thiết bị khác, các tùy chỉnh cũng tương tự nếu có. Việc có ngôi sao băng nào rơi vào trong hình hay không tùy thuộc vào sự may mắn và kiên nhẫn của bạn.
Mẹo nhỏ: Bạn nên chọn một vị trí chụp cố định và đẹp nhất có thể và chỉ chụp ở đó từ đầu đến cuối buổi quan sát, tripod để cố định không can thiệp sao cho khi chụp xong, bạn có một seri ảnh mà khi ghép lại sẽ tạo ra một thước phim time lapse rất đẹp về bầu trời sao. Set đúng các thông số ngay trong lần đầu tiên để tránh các thao tác làm mất thời gian trong lúc chụp, đôi khi chính những lúc đó bạn sẽ bỏ lỡ vài vệt sao băng đấy. Hãy chuẩn bị tối thiểu một cục pin dự phòng hay gắn thêm grip vào nhé vì phơi sáng lâu như vậy cực kì tốn pin. Khi chụp được khoảng một nửa buổi, hãy tháo thẻ ra và thay thẻ khác hoặc cop ngay dữ liệu vào máy tính để đảm bảo an toàn, tránh sự cố mất mát dữ liệu không đáng có do những lỗi không lường trước được.