Các nước châu Á hành xử thế nào với Netflix, Spotify?

Indonesia chặn Netflix cho tới khi tuân thủ luật địa phương, và bắt tay với hãng trong nước, trở thành đơn vị cung cấp nội dung. Singapore áp thuế 7% với Netflix, Spotify.

Các dịch vụ xuyên biên giới là sản phẩm của những tiến bộ về công nghệ và là minh chứng về một thế giới đang ngày càng phẳng hơn. Tuy nhiên đây lại là lĩnh vực gây đau đầu cho các nhà làm luật bởi sự mới mẻ và bởi việc cân bằng cán cân giữa quyền lợi người xem và quản lý các dịch vụ xuyên biên giới là điều không dễ dàng.

Indonesia chặn Netflix cho đến khi tuân thủ luật

Với các nước châu Á, 3 vấn đề chính mà các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới phải đáp ứng khi gia nhập thị trường bao gồm: Tiêu chuẩn nội dung, bao gồm việc đáp ứng về các yêu cầu đặt ra của nước sở tại liên quan đến bạo lực, dung tục, chính trị và hài hòa xã hội; Vấn đề về thuế; và Các vấn đề kiểm soát liên quan đến chủ quyền quốc gia, khung pháp lý về phát sóng vượt biên giới... Tùy thị trường sẽ có các ưu tiên khác nhau với các cam kết mà các đơn vị như Netflix, Spotify hay Facebook phải đáp ứng.  

Một ví dụ điển hình về việc dịch vụ này phải đáp ứng các yêu cầu để gia nhập thị trường châu Á là trường hợp của Netflix tại Indonesia. Ra mắt thị trường Indonesia vào tháng 1/2016, Netflix ngay lập tức vướng pháp lý khi các nhà làm luật cho rằng hãng đang chiếu các nội dung bạo lực và khiêu dâm một cách thiếu kiểm duyệt.

Các dịch vụ OTT xuyên biên giới đang làm khó các nhà làm luật châu Á. Ảnh:Việt Linh.

Ngoài vấn đề về nội dung, Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông Indonesia (MOCIT) còn yêu cầu Netflix phải thiết lập một văn phòng đại diện tại nước này và thực hiện nghĩa vụ thuế tại Indonesia.

Nhà mạng thuộc sở hữu Nhà nước và cũng là nhà mạng lớn nhất Indonesia, Telkom, khi đó cũng đã chặn truy cập với Netflix trên toàn lãnh thổ. Phó chủ tịch nhà mạng, ông Arif Prabowo, đã chia sẻ với Reuters sẽ tiếp tục chặn Netflix cho tới khi hãng tuân thủ các luật định tại Indonesia.

Chỉ là một đơn vị cung cấp nội dung cho hãng trong nước

Chưa thu được doanh thu đáng kể trong khi đã chi mạnh tay cho khâu marketing tại thị trường Indonesia, tương lai của Netflix ở thị trường này trở nên vô cùng u ám. Lựa chọn duy nhất mà MOCIT đưa ra cho Netflix tại Indonesia là hợp tác với một doanh nghiệp địa phương để thành lập liên doanh phù hợp với luật định.

Tới tháng 4/2017, chính Telkom, nhà mạng đã chặn Netflix, là đơn vị đứng ra bắt tay với ông lớn đến từ Mỹ này. Được chính thức bước vào thị trường Indonesia nhưng Netflix gần như mất hiện diện thương hiệu khi chỉ là một đơn vị cung cấp nội dung cho IndiHome, dịch vụ truyền phát phim theo yêu cầu của Telkom.

"Các dịch vụ truyền tải qua Internet mang đến những câu hỏi mới cho tất cả mọi người, bao gồm cả các nhà làm luật, và dự định của chúng tôi là tuân thủ với các luật và quy định cần thiết", bà Jessica Lee, trưởng bộ phận truyền thông châu Á của Netflix, cho hay.

"Đây sẽ là một phần trong hành trình của chúng tôi khi ra mắt tại các quốc gia khác nhau", bà Lee nói thêm.

Đổi lại việc mở rộng thị trường, Netflix thông báo khoảng lỗ 104,2 tỷ USD trong quý I/2016 tại các thị trường ngoài nước Mỹ vì chi phí marketing cao trong khi doanh thu trên mỗi người xem lại thấp hơn thị trường sân nhà.

Singapore áp thuế 7%

Những ông lớn công nghệ cung cấp nội dung xuyên biên giới dường như có một điểm chung về thuế, đó là khi không bị yêu cầu nộp thuế một cách mạnh tay, các hãng sẽ tìm mọi cách để tránh thuế tại các quốc gia có triển khai dịch vụ và có phát sinh doanh thu.

Rõ ràng các doanh nghiệp OTT xuyên biên giới có phát sinh doanh thu tại các quốc gia như Việt Nam, nhưng lại rất khó để thu thuế.

Đầu năm 2018, cơ quan thuế của Singapore đã lên kế hoạch áp thuế Hàng hóa và dịch vụ (GST) 7% lên các dịch vụ trực tuyến như Spotify, Netflix hay Amazon Prime. 

"Với sự phát triển của công nghệ và kinh tế số, có một thực tế phổ biến là có rất nhiều dịch vụ được tiêu dùng tại Singapore đến từ các nhà cung cấp nước ngoài, những đơn vị có thể cung cấp dịch vụ mà không cần hiện diện ở Singapore", đại diện Bộ Tài chính Singapore nhận định.

"Việc cân nhắc áp thuế GST lên các dịch vụ 'nhập khẩu' này sẽ đảm bảo rằng bất luận dịch vụ được mua tại Singapore dù đến từ nhà cung cấp địa phương hay nhà cung cấp nước ngoài cũng đều có trách nhiệm GST ngang nhau", vị này nói thêm.

Cơ quan chức năng của Indonesia cũng đang xây dựng luật để yêu cầu các dịch vụ OTT nước ngoài phải đóng thuế cho khoản doanh thu phát sinh từ thị trường Indonesia.

Tháng 5/2016, MOCIT cũng ban hành dự thảo quy định về quản lý các dịch vụ OTT, áp dụng với cả OTT trong và ngoài Indonesia. Dự thảo này được sửa đổi vào 8/2017 và dự kiến được chính thức thông qua trong năm 2018.

Trong khi tại Thái Lan, tháng 4/2017, Ủy ban Truyền hình và truyền thông nước này đã công bố kế hoạch đưa các dịch vụ OTT vào một khung quản lý dạng cấp phép, từ đó có thể đánh thuế các dịch vụ này theo cơ chế thuế Thái Lan.

Theo báo cáo Chính sách truyền hình OTT châu Á 2018 của Hiệp hội ngành video châu Á (AVIA), đơn vị này nhận định rằng các quốc gia châu Á đang hướng tới 3 mục tiêu chính trong việc ban hành luật quản lý các dịch vụ OTT đó là quản lý chuẩn nội dung, quản lý thuế và áp đặt kiểm soát.

AVIA cũng cho rằng các dịch vụ OTT xuyên biên giới đang chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn so với trước đây khi cách đây chỉ 3 năm, châu Á gần như không có quy định nào về quản lý OTT. Câu chuyện năm 2018 đã khác khi nhiều quốc gia đã soạn thảo luật và đang phân hóa làm hai nhóm ứng xử.

3 năm trở lại đây, các quốc gia châu Á đã có những động thái nhất định để quản lý OTT xuyên biên giới. Ảnh:Getty.

Tại các nền kinh tế phát triển như Singapore, Hong Kong hay New Zealand, họ đang cố gắng xây dựng một sân chơi bình đẳng thuận lợi hơn cho truyền hình truyền thống và các dịch vụ OTT, dù vẫn có những giới hạn. Nhóm còn lại theo AVIA là các nước đang muốn quản lý các dịch vụ OTT theo đúng các quy định áp dụng với truyền hình truyền thống.

Tuy nhiên, dù có xây dựng luật theo hướng nào, các quốc gia châu Á cũng đang chật vật để áp thuế các hãng OTT xuyên biên giới khi mà nhiều hiệp định thương mại đều có điều khoản chống đánh thuế hai lần. Các nhà làm luật châu Á đang tiến thoái lưỡng nan khi nếu cho phép thì khó thu thuế mà không cho phép thì khán giả lại không thể hưởng lợi từ các tiến bộ công nghệ.

Câu chuyện tương tự cũng diễn ra tại Singapore khi Netflix phải bắt tay với Singtel, nhà mạng lớn nhất Singapore, để đủ điều kiện kinh doanh.

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !