Cá Koi chết tại sông Tô Lịch có bị phá hoại?
Trưa ngày (18/9), một con cá Koi Nhật Bản được phát hiện đã chết sau hai ngày thả xuống bể xử lý nước thải bằng công nghệ Nano – Bioreactor của Nhật Bản tại khu vực sông Tô Lịch. |
Trao đổi với PV Infonet, Nguyễn Tuấn AnhChủ tịch HĐQT Công ty JVE xác nhận, 1 con cá cá Koi được phát hiện đã chết sau 2 ngày thả xuống sông Tô Lịch mặc dù trước đó hoàn toàn khỏe mạnh. |
"Có thể bảo vệ tại khu vực thả cá Koi không để ý liên tục nên có khả năng đàn cá Koi bị đối tượng xấu phá hoại. Nồng độ pH, hàm lượng oxy hòa tan trong nước đo được chiều 18/9 đều ở mức cho phép, nên việc cá chết không phải do nước không đạt tiêu chuẩn" - Ông Nguyến Tuấn Anh cho biết. |
Ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết thêm, ngày hôm qua (18/9), đại diện công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Việt Nhật (JVE), đã nhờ một chuyên gia trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản mổ cá ngay sau khi phát hiện cá chết và đã xác định cá bị ngộ độc. |
Chỉ số pH đo tại bể nước thả cá Koi trên sông Tô Lịch chiều 18/9 trong mức thích hợp. |
Hàm lượng oxy hòa tan cao hơn mức tối thiểu. |
Ông Nguyễn Bá Thành, ở Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy cho biết:"Việc cá chết này có thể do trong bể này thả quá nhiều cá, cũng có thể là do hai con cá này đã yếu từ trước. Tôi hay ra đây quan sát cá, thấy đàn cá vẫn khỏe mạnh bình thường". |
Theo ghi nhận của PV sáng ngày 19/9, tại khu vực thả cá Koi trên sông Tô Lịch,đại diện công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Việt Nhật (JVE) luôn cử người túc trực trông coi cá. |
Hệ thống camera quan sát cũng đã được lắp đặt. |
Trước đó ngày16/9 Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản đã thả50 con cá Koi (cá chép Nhật) và 50 con cá chép Việt Nam đã được thả xuống khu vực nước sau khi xử lý. Ngoài ra, hơn 200 con cá rô được thả trực tiếp xuống sông Tô Lịch (đoạn gần khu vực thí điểm). |
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Việt Nhật (JVE) cho hay: "Sau thời gian kết hợp sở ngành liên quan của thành phố Hà Nội, hôm nay chúng tôi tổ chức thả cá Koi (cá chép Nhật) tại hai điểm thí điểm công nghệ Nano là một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây. Ngoài ra, cá chép của Việt Nam cũng được thả để chứng minh được kết quả sau thời gian xử lý nước ô nhiễm tại hai điểm trên. Mỗi nơi chúng tôi sẽ thả 50 con cá Koi. Bởi, con cá Koi luôn khó tính, yêu cầu cao trong môi trường sống của nó. Môi trường nước phải đảm bảo sạch không bị ô nhiễm không có vi khuẫn nhiễm bệnh thì cá Koi mới có thể sống được". |