"Bóc" hậu trường phiên tòa giả định về Monsanto và thực phẩm ít người biết
Quan điểm và tổ chức được thành lập với tên gọi “Toà án” này không mang giá trị luật pháp quốc tế, dễ gây ra nhiều hiểu nhầm.
Cuộc chiến công nghệ trong nông nghiệp đang và sẽ tiếp tục nóng bỏng trên toàn thế giới. Ảnh minh họa |
“Monsanto Tribunal” là một hiệp hội, không có tính pháp lý, được thành lập bởi các cá nhân đóng vai trò vừa là người tổ chức, vừa là “thẩm phán”, tự xưng là “Toà án Monsanto”. Tính chất tự phát của toà án giả định này được nêu rõ tại website của chính Hiệp hội: “Tòa án Monsanto là một sáng kiến xã hội dân sự quốc tế nhằm cáo buộc Monsanto phải chịu trách nhiệm với các vấn đề vi phạm quyền con người, các tội ác chống lại loài người và hủy diệt sinh thái”.
Cuộc chiến chiếm lĩnh thị trường giữa các tập đoàn lớn luôn diễn ra mạnh mẽ, giữa một bên là nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ.
Mới đây, các tổ chức trên thế giới đã quyên góp khoảng 500.000 EURO để lobby (vận động hành lang) cho phiên tòa “Tòa án Monsanto”, một tập đoàn về công nghệ sinh học, cây trồng biến đổi gen ở Mỹ.
Nhiều ý kiến cho rằng sự kiện của “Tòa án Monsanto” diễn ra vào ngày 18/4 vừa qua tại thành phố Hague, Hà Lan có khả năng đwojc ủng hộ bởi những người nhằm phản đối nông nghiệp công nghệ cao, thực phẩm và cây trồng biến đổi gen.
Dựa trên phiên tòa giả tưởng này, truyền thông đã được mời một cách “ngẫu nhiên” vào cuộc, và cuộc chiến chống Monsanto nói riêng, chống lại cây trồng biến đổi gen trên toàn thế giới đã được châm ngòi.
Các nhóm vận động sử dụng hướng dẫn của cả 2 tổ chức (Liên hiệp quốc hay Tòa án hình sự quốc tế) cho phiên tòa giả định để phản đối khoa học công nghệ sinh học, công nghệ biến đổi gen.
David Zaruk, một nhà phân tích chính sách về nguy cơ môi trường - sức khoẻ tại Brussels (Bỉ) cho rằng, hầu hết những người đứng đầu trong phiên tòa đều có một điểm chung: Họ có chung lợi ích nhóm của phong trào vận động hữu cơ và đều biến các nhà phát minh ra GMO (cây trồng biến đổi gen) "giống như 1 con quỷ".
Những cây trồng này đều được tạo ra bằng kỹ thuật di truyền phân tử hiện đại được biết đến như “GMOs” – một thuật ngữ biến đổi trong khoa học bởi hầu hết thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ, thậm chí cả thực phẩm hữu cơ đã bị biến đổi gen khi được trồng ngoài ruộng hay trong phòng thí nghiệm với những kỹ thuật khác nhau từ các phương pháp phổ biến như chọn tạo giống cho đến những phương pháp ít biết đến như hiệu ứng lai chéo (các sinh vật khác loài được lai tạo một cách không tự nhiên để tạo ra thế hệ con).
Và mặc dù Monsanto thực sự là một tập đoàn khổng lồ trong nhóm các tập đoàn hàng đầu chiếm lĩnh toàn bộ thị trường kỹ thuật di truyền nông nghiệp, thị trường đó cần có sự tham gia nhiều hơn của cả những doanh nghiệp nhỏ, để đảm bảo bất cứ ai cũng có cơ hội.
Một phiên tòa “giả định” được truyền thông mạnh mẽ đã khiến Monsanto trở thành nơi hứng chịu mũi dùi dư luận.
Nông dân sẽ được gì và người tiêu dùng sẽ được gì? Có thể sẽ chẳng được gì cả khi các chiêu bài cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các tập đoàn lớn, vốn là đối thủ của nhau, đầy rẫy trên thương trường. Cạnh tranh bằng những chiêu trò không làm cho nền nông nghiệp tiến bộ hơn mà thậm chí sẽ đi theo hướng ngược lại. Trong khi những người ủng hộ các tập đoàn nông nghiệp hữu cơ còn mải mê lao vào cuộc chiến với các tập đoàn nông nghiệp công nghệ cao với khẩu hiệu “Thế giới tiêu dùng thực phẩm hữu cơ” thì ngoài kia, thế giới vẫn còn gần 1 tỷ người thiếu đói, thiếu lương thực. Nông dân khắp các nơi ở châu Á, châu Phi… đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu đất, thiếu nước canh tác vì biến đổi khí hậu và dịch bệnh trên cây trồng hoành hành.
Ở nước ta, từ năm 2006 đến 2010, Chính phủ đã cho phép thử nghiệm trên đồng ruộng những loại cây trồng biến đổi gen được chọn như: Ngô, đậu tương, bông. Từ năm 2011 đến năm 2015 cây trồng biến đổi gen được thương mại hóa. Dự kiến đến năm 2020, diện tích các loại cây trồng biến đổi gen được chọn sẽ chiếm từ 30-50% diện tích gieo trồng.