Bộ trưởng XD: Kiểm tra vụ chung cư giá chênh "cắt cổ"
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định khi nói về gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng tại chương trình dân hỏi Bộ trưởng trả lời tối 14/7.
Nhiều ý kiến cho rằng chúng ta đang đi lệch hướng khỏi nghị quyết 02 trong việc giải quyết hàng tồn kho, khi hàng tồn kho cũ còn nhiều thì chúng ta lại khởi công nhiều công trình nhà ở xã hội mới. Quan điểm của Bộ trưởng thế nào về việc này?
Những việc mà Bộ Xây dựng và các địa phương cùng các doanh nghiệp liên quan đang đi đúng hướng nghị quyết 02 của Chính phủ. Việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, giải quyết hàng tồn kho và phát triển nhà ở xã hội là hai nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau, nhưng lại có sự liên quan mật thiết với nhau.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng: sẽ kiểm tra việc lợi dụng gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng. Ảnh IT |
Tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, giải quyết hàng tồn kho là nhằm khắc phục lệch pha về cung cầu, để cho giao dịch trong thị trường BĐS ấm lên, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Còn phát triển nhà ở xã hội là một nhiệm vụ chiến lược nhà ở với mục tiêu mọi người dân đều được cải thiện nhà ở, có chỗ ở, đặc biệt với những người có khó khăn về nhà ở.
Việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS trong nghị quyết 02 đề ra có một quan điểm hết sức quan trọng mà Chính phủ yêu cầu là phải gắn tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS với việc thực hiện chiến lược nhà ở. Tức là sản phẩm BĐS phải phù hợp với khả năng thanh toán của người dân, đến với người dân.
Trong thời gian vừa qua thị trường BĐS của chúng ta tồn kho nhiều sản phẩm quy mô lớn, giá cao nhưng lại thiếu những sản phẩm quy mô nhỏ, giá thấp, phù hợp với đại đa số người dân. Nên chúng ta phải khắc phục cái lệch pha này.
Hiện nay tồn kho BĐS không chỉ là những căn hộ, những ngôi nhà xây dựng xong rồi mà tồn kho ở nhiều dự án dở dang có hạ tầng rồi, hoặc GPMB rồi nhưng chưa làm. Vì thế một giải pháp quan trọng là cấu trúc lại dự án BĐS để sản phẩm phù hợp với các đối tượng.
Vì thế không chỉ cơ cấu lại các sản phẩm hiện có, mà những sản phẩm dở dang hoàn toàn có thể chuyển dự án từ nhà ở thương mai sang nhà ở xã hội. Và thực tế trong thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà xã hội…
Nhiều người cho rằng tỷ lệ gói hỗ trợ dành 70% cho người dân, 30% cho doanh nghiệp nhưng thực tế thời gian qua nhiều dự án nhà ở xã hội được khởi công, trong khi số lượng người dân được tiếp cận gói hỗ trợ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Liệu có xảy ra tình trạng tiền hỗ trợ chủ yếu chảy vào doanh nghiệp thay vì hỗ trợ trực tiếp cho người dân không, thưa Bộ trưởng?
Nếu nhiều dự án nhà ở xã hội được vay để xây dựng loại hình nhà ở này thì cũng rất tốt.
Phát triển nhà ở không có lợi nhuận cao nên không phải doanh nghiệp nào cũng mặn mà, mà phải động viên, tìm mọi biện pháp hỗ trợ để doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội. Nhưng dù anh có được vay nhiều thì cũng không thể quá 30% được.
Đây là một gói tín dụng trung hạn, không phải đưa ra là làm được ngay. Mặt khác phải có nhà ở xã hội, nhà dưới 70 m2, giá dưới 15 triệu đồng/m2 để người dân mua thì mới cho vay được. Nhưng hiện nay khối lượng nhà này rất ít, vì thế chưa thể giải ngân được ngay.
Mục tiêu gói tín dụng này là phải đến đúng được với người khó khăn về nhà ở. Nếu chúng ta giải ngân nhiều nhưng lại không đúng đối tượng thì sẽ không đạt được mục tiêu đề ra.
Bên cạnh đó gói tín dụng này là do ngân hàng chịu trách nhiệm chính, cho vay nhưng phải bảo toàn vốn, nên họ cũng có điều kiện để quản lý nguồn tín dụng này.
Bộ trưởng vừa nhấn mạnh là phải đảm bảo đưa đến đúng đối tượng, đúng mục tiêu. Tuy nhiên có ý kiến lại phản ánh một vài dự án ở Hà Nội đang niêm yết giá từ 10 – 14,5 triệu/m2 nhưng lại cộng thêm khoản chênh lên tới vài trăm triệu đồng.
Các môi giới lý giải việc làm vậy để ép giá xuống dưới 15 triệu/m2 để người dân mua nhà dự án này có thể hưởng lợi từ gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ. Bộ trưởng có biết hiện tượng này hay không? Liệu đây có phải hiện tượng lách để hưởng lợi chính sách hay không?
Chung cư VP5 Linh Đàm giá chênh "cắt cổ"
Lợi ích quan trọng nhất vẫn là lợi ích của người dân chưa có nhà ở nhưng lại không có khả năng mua nhà ở theo cơ chế thị trường.