Bộ trưởng Bộ Công Thương: Đảo đảm đủ nguồn cung than cho sản xuất điện, đạm

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, trong mọi tình huống, các tập đoàn, các tổng công ty và chủ đầu tư các nhà máy điện, đạm phải bảo đảm đủ nguồn cung than cho sản xuất điện, đạm; không được để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung than.

Ngày 3/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với lãnh đạo các tập đoàn: Điện lực Việt Nam (EVN), Dầu khí Việt Nam (PVN), Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV); các tổng công ty: Phát điện 1, Phát điện 2, Phát điện 3-CTCP, Điện lực-TKV, Điện lực Dầu khí Việt Nam, Đông Bắc; các công ty: TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc và một số chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than về tình hình cấp than và nhập khẩu than cho sản xuất điện, đạm.

Bộ trưởng đánh giá cao sự nỗ lực của các đơn vị trong việc sản xuất, nhập khẩu và cung cấp than cho sản xuất điện, đạm thời gian qua, góp phần đảm bảo cung cấp đủ điện và đạm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và sinh hoạt của nhân dân; tiếp tục đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước.

Để đảm bảo cung cấp đủ than cho sản xuất điện và đạm năm 2023 và các năm tiếp theo, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty, chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than, nhà máy đạm thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, trong mọi tình huống, các tập đoàn (TKV, EVN, PVN), các tổng công ty và chủ đầu tư các nhà máy điện, đạm phải bảo đảm đủ nguồn cung than cho sản xuất điện, đạm để phục vụ phát triển kinh tế đất nước và sinh hoạt của người dân; không được để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung than (kể cả việc thiếu hụt, đứt gãy cục bộ).

Thứ 2, các bên liên quan thực hiện nghiêm túc các cam kết tại Hợp đồng mua bán than cho sản xuất điện, đạm đã ký.

Thứ 3, chủ động, tích cực và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, tìm kiếm đối tác, bạn hàng xuất khẩu than trên thế giới, nhất là với các nước mà Việt Nam là thành viên trong các hiệp định thương mại tự do và các nước đã ký kết các văn bản hợp tác với các bộ, ngành chức năng; trong đó, chú trọng đến các thị trường xuất khẩu than tiềm năng (như Úc, Indonesia, Nam Phi, Lào…).

Thứ 4, khẩn trương tổ chức nghiên cứu các cơ chế, chính sách của Lào liên quan đến hoạt động thương mại than và khảo sát thị trường than của Lào, các tuyến đường vận chuyển than về Việt Nam để bảo đảm tối ưu; có phương án chuẩn bị hệ thống kho cảng chứa than tại Việt Nam ở vị trí phù hợp để có thể tiếp nhận hiệu quả than nhập khẩu từ Lào.

Thứ 5, các đơn vị thực hiện công tác nhập khẩu than cần chủ động xây dựng kế hoạch nhập khẩu than với lộ trình cụ thể để triển khai thực hiện; chuẩn bị tốt nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng phục vụ công tác nhập khẩu than cho sản xuất điện, đạm trong nước.

Thứ 6, TKV và Tổng Công ty Đông Bắc thực hiện hiệu quả các giải pháp nâng cao năng lực sản xuất, chế biến than để sản xuất tối đa các chủng loại than theo nhu cầu sử dụng của các hộ tiêu thụ, đặc biệt là các chủng loại than cho sản xuất điện; khẩn trương tổ chức rà soát hệ thống kho cảng tại khu vực miền Trung và miền Nam để nghiên cứu đề xuất xây dựng các phương án, kho trung chuyển dự trữ than bảo đảm cung cấp đủ và ổn định cho các nhà máy nhiệt điện than.

Hạnh Nguyên

Thêm một ngân hàng Big4 giảm mạnh lãi suất tiết kiệm, tất cả đã về dưới 8%

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) vừa điều chỉnh hạ lãi suất tiết kiệm online, trong đó nhiều kỳ hạn giảm trên 0,5%. Lãi suất tiết kiệm tại nhà băng này đã về ngang bằng với ngân hàng BIDV.

Bưu điện sẽ thoái vốn dưới 5% ở LienVietPostBank

Kể từ ngày Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam thoái vốn xuống dưới mức 5% vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, phòng giao dịch bưu điện không được thực hiện hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm.

Trung Quốc chỉ định 2 cửa khẩu được nhập lương thực từ Việt Nam

Cửa khẩu Đông Hưng và cửa khẩu Hữu Nghị Quan chính thức được Tổng cục Hải quan Trung Quốc nghiệm thu, trở thành địa điểm đủ điều kiện nhập khẩu lương thực.

Giá USD đồng loạt lao dốc

Sau khi Fed quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, đồng USD quốc tế đã giảm đáng kể. Giá USD trong nước cũng được điều chỉnh giảm khá mạnh.

Hơn một tỷ cổ phiếu của 'ông lớn' xăng dầu vào diện cảnh báo

Hơn một tỷ cổ phiếu của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) vừa bị đưa vào diện cảnh báo do chưa giải trình rõ các khoản tiền hàng trăm tỷ đồng trong báo cáo tài chính năm 2022.

Ngân hàng Mỹ phá sản, Fed phát tín hiệu kết thúc chu kỳ khốc liệt

Cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng Mỹ đã khiến Fed thay đổi thái độ từ “diều hâu” sang thận trọng và phát tín hiệu chu kỳ nâng lãi suất khốc liệt đã gần kết thúc.

Kiến nghị Quốc hội có nghị quyết sửa đổi chính sách visa từ tháng 5

Bộ Công an dự kiến đề xuất Quốc hội đưa nội dung thay đổi chính sách visa và thị thực điện tử vào một Nghị quyết chung của Quốc hội tại kỳ họp gần nhất (5/2023). Đây là căn cứ để Chính phủ chỉ đạo triển khai ngay, tránh lỡ cơ hội đón khách quốc tế.

Doanh nghiệp huy động cả tỷ USD trái phiếu chỉ trong 2 tuần

Thị trường trái phiếu có tín hiệu ấm trở lại sau gần một năm ảm đảm. Các công ty bất động sản và doanh nghiệp đầu ngành huy động cả tỷ USD trong hai tuần, sau khi Chính phủ ban hành nghị định gỡ khó cho doanh nghiệp.

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 23/3

Sự kiện chứng khoán 23/3: Licogi 166 ngừng hoạt động kinh doanh, thay đổi lãnh đạo tại SJS, NT2, giao dịch cổ phiếu tại VPB, APH, NLG,…

Giá xăng dầu hôm nay 23/3: Quay đầu đi xuống

Giá xăng dầu hôm nay (23/3) trên thị trường thế giới quay đầu đi xuống do lo ngại về một cuộc suy thoái, khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ sau khi Fed thông báo tăng lãi suất lần thứ 9 liên tiếp.