Bỏ hẳn 2% phí bảo trì chung cư có tốt cho người mua nhà?

Bỏ hẳn quỹ bảo trì chung cư để giảm gánh nặng cho người mua nhà, triệt tiêu nạn trục lợi ăn theo quỹ bảo trì có phải là giải pháp tốt cho người mua nhà?

Theo quy định của Luật Nhà ở 2014, người mua, thuê mua nhà ở đóng với mức là 2% giá trị căn hộ tính trước thuế, do chủ đầu tư thu và tạm quản lý. Sau khi ban quản trị được thành lập và có văn bản yêu cầu bàn giao kinh phí bảo trì mà chủ đầu tư đang tạm quản lý thì chủ đầu tư phải quyết toán và bàn giao kinh phí này cho ban quản trị. 

{keywords}
Lùng nhùng phí bảo trì chung cư: Nên thu hay nên bỏ?

Quy định là vậy, nhưng hiện nay nhiều chung cư dù đã có ban quản trị nhưng chủ đầu tư vẫn không trao trả lại quỹ bảo trì. "Chiến tranh" giữa chủ đầu tư với cư dân vì 2% giá trị căn hộ từng nổ ra khắp nơi.

Từ thực tế này, Sở Xây dựng TP.HCM đã đề xuất giải pháp bỏ cơ chế giao chủ đầu tư thu kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung nhà chung cư như hiện nay.

Thay vào đó, việc hình thành quỹ bảo trì phần sở hữu chung của từng chung cư sẽ do ban quản trị chung cư thu của các chủ sở hữu căn hộ trong quá trình quản lý, sử dụng. Số thu sẽ theo tỉ lệ % do hội nghị nhà chung cư quyết định.

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng từng kiến nghị bãi bỏ quy định người mua nhà phải đóng kinh phí bảo trì bằng 2% giá trị hợp đồng mua bán nhà tại thời điểm nhận nhà vì không cần thiết, không hợp lý và tạo thêm gánh nặng cho người mua nhà.

Thay vào đó, người mua nhà sẽ đóng kinh phí bảo trì 2% này trong thời hạn 5 năm và chia đều trong thời hạn 60 tháng (5 năm cũng thường là thời điểm kết thúc công tác bảo hành nhà chung cư).

Theo ông Châu, việc làm này nhằm giảm gánh nặng của người mua nhà, chấm dứt tranh chấp sử dụng quỹ bảo trì chung cư; chặn đường bòn rút của một số phần tử xấu trong xã hội tìm cách chui vào ban quản trị chung cư để trục lợi. 

{keywords}
HH BĐS TP.HCM cho rằng, quy định người mua nhà phải đóng phí bảo trì bằng 2% giá trị căn hộ tại thời điểm nhận nhà sẽ tạo thêm gánh nặng cho người mua nhà

Tuy nhiên, khi trao đổi với PV, ông Cao  Xuân Tùng - Trưởng Ban quản trị tòa N03T2, khu đô thị Đoàn Ngoại giao thuộc phường Xuân Tảo (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho hay: Việc tranh chấp quỹ bảo trì giữa cư dân và chủ đầu tư chỉ là một vấn đề trong nhiều vấn đề tranh chấp ở chung cư. Sẽ luôn tồn tại mâu thuẫn tranh chấp, quan trọng là chế tài để xử lý và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong giám sát cũng như xử lý.

Với quỹ bảo trì, ông Tùng cho rằng, nếu như ngay từ đầu mở tài khoản riêng ở ngân hàng và tài khoản này quy định chủ đầu tư không được rút ra mà chỉ khi có ban quản trị mới được rút ra. Khi chưa có ban quản trị mà chủ đầu tư rút ra thì sẽ xử lý chủ đầu tư và cả ngân hàng.

Còn về đề xuất để ban quản trị thu phí bảo trì thay vì chủ đầu tư thu, ông Tùng không đồng tình và cho rằng điều này không thể thực hiện được khi “đá bóng” trách nhiệm sang ban quản trị.

Bởi lẽ, theo ông Tùng, ban quản trị sẽ lấy đâu ra đầy đủ hợp đồng mua bán để xác định giá bán, có trường hợp các tòa nhà đã đi vào vận hành nhưng cư dân không về ở ngay, thậm chí có căn hộ bàn giao hơn 3 năm mới có người về ở thì ban quản trị lấy đâu ra địa chỉ hay chế tài mời họ đến đóng?

Vì thế, ông Tùng cho rằng, vẫn để chủ đầu tư thu 2% phí bảo trì nhưng số tiền này được đóng vào một tài khoản ở ngân hàng ngay khi thu mà chủ đầu tư không có quyền rút ra.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà - nguyên Cục trưởng Cục quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng): Hầu hết các nước đều quy định các nhà chung cư cần phải có một quỹ bảo trì, sửa chữa, thay thế các phần kết cấu trang thiết bị thuộc sở hữu chung trong nhà chung cư, chỉ có điều kinh phí đóng góp như thế nào là có sự khác nhau.

Thu trước tại thời điểm bán căn hộ, hiện có Việt Nam và Trung Quốc áp dụng. Trích từ tiền phí dịch vụ hàng tháng có Singapore, Hàn Quốc, một số quốc gia thì nộp khi phát sinh công việc bảo trì.

Theo ông Hà, ngay cả khi cư dân có đóng góp bằng cách này hay cách khác vào quỹ bảo trì chung cư thì cũng đòi hỏi kiện toàn một hệ thống quy định pháp luật chặt chẽ hơn về ban quản trị chung cư và người có trách nhiệm làm chủ tài khoản của quỹ bảo trì, tránh việc một hai cá nhân trục lợi quỹ này gây hậu quả không tốt.

Minh Thư

Hà Nội: Xót xa dự án xây cả chục năm, dân vẫn chưa biết khi nào mới có nhà để ở

Hà Nội: Xót xa dự án xây cả chục năm, dân vẫn chưa biết khi nào mới có nhà để ở

Dù đã xây thô cao chót vót hơn chục năm nay nhưng nhiều dự án chung cư ở Hà Nội vẫn không hẹn ngày bàn giao khiến ai ngang qua cũng không khỏi xót xa...

Thị trường bất động sản Thủ đô sẵn sàng bước vào chu kì mới

Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.

Đặc quyền độc nhất chỉ có tại 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Sở hữu loạt tiện ích đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu sinh sống - làm việc - giải trí trong 1 tòa tháp, đảm bảo an ninh an cư - đó là những đặc quyền chỉ có tại 2 tòa phức hợp The Avenue và The Sky, thuộc dự án The Sola Park.

Lý do căn hộ studio được nhà đầu tư săn đón

Căn hộ studio được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ tính thanh khoản cao, đáp ứng nhu cầu của người trẻ tuổi độc thân, ưa chuộng lối sống đơn giản, tự do, hiện đại.

Vị trí trung tâm kết nối của Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam

Không chỉ tọa lạc tại khu vực phong thủy thịnh vượng bậc nhất, dự án Sun Urban City Phủ Lý còn đón đầu quy hoạch hạ tầng và tương lai phát triển của tỉnh Hà Nam.

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.

Lãi suất cho vay mua nhà bao nhiêu sẽ kích cầu bất động sản?

Lãi suất điều hành liên tục giảm nhưng lãi suất cho vay mua nhà vẫn chưa hạ nhiều như năm 2021-2022. Theo chuyên gia đánh giá, lãi suất cho vay phải hạ thêm 1 - 2% mới có tác động tốt hơn tới thị trường bất động sản.