Bộ GD&ĐT: Cần mạnh dạn mở cửa trường học một cách an toàn

Sáng 19/1, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội thảo trực tuyến toàn quốc về tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết thời gian qua ngành giáo dục đã tổ chức, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động dạy và học để thích ứng với dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho trường học.

Với những vùng an toàn, trường học duy trì dạy học trực tiếp; nơi dịch phát sinh phức tạp thì chuyển sang dạy học trực tuyến, học trên truyền hình; nhiều nơi tổ chức một cách linh hoạt, dạy học kết hợp giữa các hình thức.

Sau thời gian dài trẻ không được đến trường theo Bộ trưởng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dạy học mà còn ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ và ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội, kinh tế, cũng như những tác động nhiều mặt khác.

Hiện nay, tỷ lệ tiêm vắc xin trên cả nước đã rất cao, điều kiện thuốc chữa có cải thiện, điều kiện phòng chống dịch cũng như hiểu biết và thích ứng của người dân được cải thiện, nâng cao, phân tích kinh nghiệm các nước, Bộ trưởng cho rằng, đây chính là lúc chúng ta cần điều chỉnh trong mở cửa trường học một cách an toàn.

Theo thống kê, tuần đầu tháng 1/2022, cả nước có 9 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp (Bắc Kạn, Cao Bằng, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Thái Bình, Hà Nam, Khánh Hòa, Bắc Giang); 35 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học kết hợp trực tiếp với trực tuyến và qua truyền hình; 19 tỉnh, thành phố còn lại tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình. Số đơn vị cấp huyện dạy học trực tuyến, trên truyền hình là 366/713 (chiếm 51,3%).

Đến ngày 15/1/2022, có 43/63 tỉnh/thành phố đã cho học sinh mầm non đi học trở lại; có 46/63 tỉnh/thành phố cho học sinh tiểu học đến trường chiếm tỉ lệ 57,38% học sinh tiểu học/cả nước; 53/63 tỉnh/thành phố cho học sinh THCS, THPT (nhất là học sinh khối lớp 7 đến lớp 12) học trực tiếp chiếm tỉ lệ 69% học sinh/cả nước. Dự kiến đến ngày 7/2/2022, có thêm 8 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trực tiếp.

{keywords}
Một số địa phương đã linh hoạt trong mở cửa trường học

Bộ trưởng nhấn mạnh, dịch bệnh luôn diễn biến, thay đổi, sự ứng phó cũng luôn luôn có điều chỉnh linh hoạt, thực tế thì sinh động, nên việc ở từng thời điểm có những điều chỉnh để thích ứng một cách hiệu quả là tất yếu của quá trình phòng chống dịch.

Bộ trưởng mong muốn các địa phương, sở ngành, đặc biệt là sở GD&ĐT tạo có những ý kiến, quan điểm, hành động mới để việc mở cửa trường học, thích ứng với dịch bệnh an toàn trong giai đoạn mới được phù hợp và hiệu quả nhất.

Nhìn nhận lại thời gian qua, cùng với nhiều giải pháp được đặt ra để đảm bảo an toàn cho người học và nhà giáo trong đại dịch, cũng như thúc đẩy việc dạy và học trực tuyến nhằm tránh đứt gãy các hoạt động giáo dục, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT đã kịp thời đưa ra các chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời về việc mở cửa trường học trở lại đảm bảo an toàn cho người học.

Bộ GD&ĐT đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để mở cửa trường học an toàn; Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo toàn ngành phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế tổ chức tiêm vắc xin phòng dịch cho người học theo hướng dẫn của Bộ Y tế; triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ, giáo viên và cha mẹ học sinh; phối hợp chặt chẽ với gia đình theo dõi, quản lý sức khỏe của người học để phòng ngừa, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nhằm xử lý cũng như ngăn chặn kịp thời.

Căn cứ hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về việc tổ chức các hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục, nhiều địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch, rà soát cơ sở vật chất, đội ngũ để mở cửa dần trường học, đón trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên quay trở lại học tập. 

Tại hội thảo các chuyên gia cùng chung nhận định, để thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, việc triển khai dạy học trực tuyến, qua truyền hình là giải pháp tất yếu.

Tuy nhiên, việc kéo dài học trực tuyến, kéo dài thời gian ở nhà của học sinh không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục, mà còn kéo theo những hệ lụy về sức khỏe, tâm lý, phát triển thể chất của học sinh.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện có khoảng 70.000 sinh viên năm cuối chưa thể tốt nghiệp đại học, cao đẳng do thiếu các yêu cầu về thực tập, thực hành năm cuối, điều này ảnh hưởng rất lớn tới nguồn nhân lực cho đất nước.

Cùng với tiến độ tiêm vắc xin cho học sinh 12-17 tuổi, Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương mạnh dạn triển khai mở cửa trường học trong trạng thái bình thường mới các hoạt động giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ học sinh an tâm lao động, góp phần phục hồi kinh tế và ổn định xã hội.

Cùng với đó, UBND các tỉnh, thành phố cần cập nhật, đánh giá mức độ dịch để quyết định linh hoạt việc tổ chức các hoạt động dạy học trực tiếp tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế.

Hoàng Thanh

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Chưa tốt nghiệp ĐH, nữ sinh 21 tuổi giành học bổng thạc sĩ ngành Vũ trụ tại Pháp

Từ Quy Nhơn, Trịnh Hoàng Diệu Ngân ra Hà Nội để theo học ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh. Sau 3 năm, Ngân giành học bổng toàn phần chương trình thạc sĩ tại ngôi trường danh giá bậc nhất nước Pháp, dù chưa tốt nghiệp đại học.

Con chưa vào lớp 1, tôi đã mạnh tay 'đầu tư' chọn cô giáo chủ nhiệm

Trở về nhà sau chuyến đi nghỉ cuối tuần, dù mệt nhưng việc đầu tiên tôi nghĩ tới là bốc máy gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm lớp 1 của con: “Cô ơi, cô có nhà không chị mang ít đồ qua? Nhà cháu mới về quê, có ít rau quả sạch, ông bà gửi biếu cô”.

Từ quyết định 'quay xe' đến Huy chương Vàng Olympic quốc tế của nam sinh Bắc Giang

Theo đội tuyển Toán tới hết học kỳ I năm lớp 9, Trương Phi Hùng đã quyết định từ bỏ và thử sức với môn Vật lý. Sau những nỗ lực, nam sinh Trường THPT Chuyên Bắc Giang (Bắc Giang) đã giành Huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế (IPhO) năm 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !