Việc hoàn thành xác thực hàng chục triệu thông tin khách hàng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của ngành ngân hàng như chấm điểm tín dụng, xác thực khách hàng trực tuyến, xác thực thông tin đa chiều...
Sáng 26/5, tại Họp báo chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt năm 2023, ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) cho biết, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đã có những bước phát triển hết sức ấn tượng.
Trong 3 tháng đầu năm 2023, số lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 8,55% về giá trị so với cùng kỳ.
Hiện, tỷ lệ người dân Việt Nam có tài khoản ngân hàng đạt tới 74,63%, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 53,51%; qua kênh Internet tăng 88,11% về số lượng và 7,43% về giá trị.
Giao dịch thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng 65,55% về số lượng và 13,31% về giá trị; qua phương thức QR code tăng 160,71% về số lượng và 43,84% về giá trị.
Ở chiều ngược lại, đến cuối tháng 3/2023, giao dịch qua ATM tiếp tục giảm 2,37% về số lượng và giảm 4,02% về giá trị. Xu hướng dịch chuyển từ rút tiền mặt sang thanh toán không tiền mặt.
Thay vì dùng tiền mặt, người dân đang sử dụng điện thoại di động cho các giao dịch nhiều hơn, mua bán hàng hóa dịch vụ, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền chủ yếu qua ứng dụng ngân hàng hoặc ví điện tử... Nhìn vào số liệu có thể thấy, phương thức thanh toán bằng QR code tăng trưởng rất mạnh.
Ông Nguyễn Đăng Hùng, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) dẫn chứng, 2 năm qua, từ khi triển khai dịch vụ thanh toán qua VietQR tới nay, 26 triệu lượt người dân sử dụng. Riêng tháng 4/2023, con số là 16 triệu người.
Năm 2022, đơn vị đã triển khai với 2 nhà mạng lớn là VNPT và Viettel để kết nối giữa tài khoản thanh toán ngân hàng và mobile money. Đến nay, gần như tất cả các ngân hàng tại Việt Nam và 2 nhà mạng lớn cung cấp dịch vụ mobile money đã tham gia mạng lưới chuyển tiền VietQR.
Còn Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, ông Bùi Tá Hoàng Vũ thông tin, thành phố đã cung cấp cơ bản dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại hệ thống phân phối hiện đại gồm 237 siêu thị; 47 trung tâm thương mại và hơn 3.000 cửa hàng tiện ích.
Mô hình chợ truyền thống trực tuyến cũng đang dần được triển khai tại 3 chợ đầu mối, 237 chợ truyền thống khác tại thành phố, nhằm thúc đẩy thanh toán không tiền mặt.
Liên quan đến Kế hoạch phối hợp 01/KHPH-BCA-NHNN giữa Bộ Công an và NHNN, Vụ trưởng Phạm Anh Tuấn cho hay, đến tháng 4/2023, NHNN đã phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) hoàn thành xác thực hơn 25 triệu thông tin tín dụng khách hàng vay với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Việc làm sạch dữ liệu khách hàng giúp phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của ngành ngân hàng như chấm điểm tín dụng, xác thực khách hàng trực tuyến, xác thực thông tin đa chiều...
Hiện, Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) của NHNN có chức năng thu thập, tổng hợp thông tin liên quan đến tất cả khoản vay và cung cấp ngược lại cho các tổ chức tín dụng tham khảo các thông tin khi xem xét, quyết định các khoản vay của khách hàng.
CIC đang lưu giữ thông tin của khoảng 51 triệu tài khoản khách hàng. Việc kết nối với C06 sẽ làm sạch cơ sở dữ liệu của trung tâm thông tin tín dụng, thông qua việc định danh chính xác số chứng minh nhân dân cũ, hay có số căn cước công dân mới chưa, rà soát lại tên, ngày tháng năm sinh. Sau đó, số liệu này sẽ được đồng bộ, làm sạch để đảm bảo thông tin cung cấp cho các tổ chức tín dụng tham khảo là đúng, đủ, chính xác.
Tổ chức mô hình xã hội không tiền mặt thu nhỏ
Chương trình Ngày không tiền mặt 16/6 do báo Tuổi trẻ đề xuất, được bắt đầu từ năm 2019. Năm nay, ngoài Hội thảo quốc gia “Kết nối dữ liệu, thanh toán thông minh thúc đẩy phát triển xã hội” tại TP.HCM, điểm nhấn của sự kiện là Lễ hội “Cashless Town” từ ngày 16-18/6 tại đường Lê Lợi.
Đây là hoạt động do Chương trình phối hợp cùng Sở Công thương TP.HCM tổ chức theo mô hình xã hội không tiền mặt thu nhỏ, trong đó, người tham dự tham quan mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí mà không dùng tiền mặt.
Đồng thời, người tham quan còn được nhận ưu đãi từ các nhà đồng hành, trải nghiệm tiện ích từ dịch vụ công trực tuyến và tham quan triển lãm lịch sử tiền tệ...
Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.
Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.
Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.
Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.
Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.
Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.
Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.
Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.
Sở hữu loạt tiện ích đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu sinh sống - làm việc - giải trí trong 1 tòa tháp, đảm bảo an ninh an cư - đó là những đặc quyền chỉ có tại 2 tòa phức hợp The Avenue và The Sky, thuộc dự án The Sola Park.