Bình Thuận: Xây dựng thương hiệu 'Thanh long Bình Thuận', đưa kim ngạch xuất khẩu thanh long đạt từ 50 - 60 triệu USD/năm

Bình Thuận sẽ phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu thanh long chính ngạch đạt từ 50 - 60 triệu USD/năm trong những năm tới, nâng dần tỷ lệ tiêu thụ nội địa lên mức 22 - 25% vào năm 2025...

Mới đây, UBND tỉnh Bình Thuận đã chính thức ban hành kế hoạch phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm thanh long Bình Thuận trong và ngoài nước giai đoạn 2021 - 2025.

Đáng chú ý, kế hoạch đề ra mục tiêu phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu thanh long chính ngạch đạt từ 50 - 60 triệu USD/năm trong những năm tới, nâng dần tỷ lệ tiêu thụ nội địa lên mức 22 - 25% vào năm 2025...

{keywords}
Bình Thuận phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu thanh long chính ngạch đạt từ 50 - 60 triệu USD/năm trong những năm tới đây.

Để đạt mục tiêu như trên, Bình Thuận đã đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động giao thương, kết nối cung cầu, hội chợ triển lãm trong lẫn ngoài nước.

Ngoài ra còn khảo sát những thị trường mới, tiềm năng để tìm kiếm đối tác bán hàng và cơ hội hợp tác kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ loại trái cây lợi thế của Bình Thuận.

UBND tỉnh Bình Thuận cũng cho biết, thời gian tới, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và lưu thông, phân phối thanh long trên địa bàn tỉnh cũng được tăng cường gắn với tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Đồng thời tư vấn thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, xây dựng thương hiệu và cải tiến bao bì, mẫu mã cũng như ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Từ đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của thanh long Bình Thuận trên thị trường trong nước và quốc tế.

Cùng với đó địa phương sẽ kêu gọi, thu hút các dự án đầu tư nhà máy xử lý nhiệt, chiếu xạ, kho lạnh dự trữ bảo quản, nhà máy chế biến đa dạng sản phẩm từ thanh long… giúp điều tiết sản lượng thu hoạch, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu...

Đặc biệt, kế hoạch của UBND tỉnh cũng tính đến giải pháp xây dựng chương trình truyền thông, quảng bá giới thiệu hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, thành phần dinh dưỡng, lợi ích đối với sức khỏe của sản phẩm thanh long.

Tiếp đó phát trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại các sự kiện xúc tiến thương mại trong lẫn ngoài nước, đặc biệt là tại những thị trường xuất khẩu trọng điểm và tiềm năng của thanh long Bình Thuận.

Để triển khai đem lại hiệu quả, địa phương cũng xúc tiến xây dựng chuyên trang thông tin điện tử “Thanh long Bình Thuận” phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại, đầu tư cho sản phẩm này.

Bên cạnh đó còn xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử cho sản phẩm thanh long để giúp người tiêu dùng dễ dàng truy cập, tìm kiếm, mua các sản phẩm chất lượng mang thương hiệu “Thanh long Bình Thuận”. Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm và giao dịch, mua bán thanh long phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu...

Được biết kinh phí thực hiện kế hoạch ước tính vào khoảng 3 - 4 tỷ đồng/năm, trong đó hiệp hội và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thanh long đóng góp 2 - 3 tỷ đồng, còn lại (khoảng 1 tỷ đồng) từ nguồn ngân sách tỉnh hàng năm hỗ trợ.

Theo Sở NN&PTNT Bình Thuận, toàn tỉnh hiện có 33.750 ha thanh long, trong đó 11.936 ha được chứng nhận VietGAP và 517 ha được chứng nhận GlobalGAP.

Thời điểm này thanh long đang vào mùa thu hoạch chính, dự kiến sản lượng thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 12 đạt 437.000 tấn.

Theo Sở Công Thương Bình Thuận, trong 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu thanh long chính ngạch thực hiện 4,3 triệu USD tương đương 2.747 tấn, giảm 6,59% về giá trị và giảm 37,83% về lượng so với cùng kỳ năm 2020.

Thị trường xuất khẩu thanh long chính là châu Á gồm: Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Philippine, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Indonesia, Qatar, Ấn Độ, Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất - UAE); các nước châu Âu như: Đức, Hà Lan, Nga, Tây Ban Nha; Châu Mỹ gồm Canada, Mỹ; châu Đại Dương như: Úc, New Zealand.

Đối với việc xuất khẩu thanh long theo hình thức biên mậu thông qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang. Hiện nay, hoạt động xuất khẩu biên mậu được thực hiện thông quan song song với các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Sở Công Thương Bình Thuận cũng cho biết, dự kiến vào đầu tháng 8/2021, Sở sẽ phối hợp với Cục xúc tiến thương mại tổ chức hội nghị giao thương trực tuyến thanh long Bình Thuận với các đối tác Ấn Độ và Pakistan, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tìm kiếm đối tác bạn hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu trong tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.

PV

Điện mặt trời mái nhà lâm cảnh ‘ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng’

Điện mặt trời mái nhà có liên kết với lưới điện quốc gia để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác và không bán điện vào lưới điện quốc gia. Nếu phát lên lưới thì cũng chỉ được ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng.

Gạo Việt quay đầu giảm giá vẫn đắt nhất thế giới, gạo Thái Lan tăng mạnh

Đang neo ở mức đỉnh, giá gạo Việt xuất khẩu quay đầu giảm sau tin đạt giải Gạo ngon nhất thế giới năm 2023. Trong khi đó, giá gạo Thái Lan vào đà tăng mạnh, sắp bắt kịp gạo Việt Nam.

Loại lá dân dã của Việt Nam, sang Mỹ giá 2 triệu đồng/kg

Lá nguyệt quế là loại lá dân dã ở Việt Nam, được sử dụng như một loại gia vị. Loại lá cây này còn mang về nguồn thu ngoại tệ lớn. Ở Mỹ, lá nguyệt quế được bán với giá 1,5-2 triệu đồng/kg.

Thứ nông dân thường vứt đầy đồng không ngờ là 'mỏ vàng'

Rơm khô trước kia thường bị nông dân đốt bỏ ngoài đồng. Hiện nhiều người đã chú trọng đến giá trị của rơm rạ và thương mại hóa sản phẩm. Thứ phụ phẩm nông nghiệp này đang trở thành 'mỏ vàng' với nhiều giá trị, tăng nguồn thu nhập cho nông dân.

Mắc kham gây sốt ‘chợ mạng’, giá bán đắt gấp đôi

Mắc kham có vỏ bên ngoài ngọt, ăn giòn tan với vị chua chát ban đầu và ngọt hậu... giống như ngậm viên ô mai khiến hội chị em mê mẩn. Loại quả rừng này bất ngờ gây sốt trên “chợ mạng”, giá bán đắt gấp đôi.

Sống giữa kho ‘vàng xanh’, người dân vùng cao Thanh Hóa vẫn nghèo

Thanh Hóa là địa phương có diện tích trồng tre, luồng nhiều nhất cả nước. Kinh tế từ cây lâm sản này chỉ giải quyết được cái khó khăn trước mắt, người dân vẫn chưa thể làm giàu.

Người dân vùng cao Thanh Hóa thu hàng chục triệu đồng nhờ quýt hôi

Từ loại quả mọc dại trên rừng không ai hái, quýt hôi được người dân ở vùng cao Thanh Hóa trồng tại các vườn, nương rẫy mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi vụ.

Xuất khẩu thủy sản giảm, chờ thị trường châu Á cuối năm

Sau những kỷ lục lịch sử, hàng loạt thế mạnh tỷ USD của ngành thuỷ sản hụt thu lớn. Bởi, người tiêu dùng toàn cầu “thắt lưng buộc bụng” khiến xuất khẩu các nhóm hàng thuỷ sản của nước ta lao dốc.

Giá vàng quanh đỉnh lịch sử: Dân 'đua' chốt lời, cửa hàng cạn tiền mặt trả khách

Giá vàng đang trong chuỗi ngày tăng mạnh, thiết lập kỷ lục mới 74,6 triệu đồng/lượng. Người dân kéo nhau đi bán vàng chốt lời khi giá tăng cao khiến tiệm vàng nhiều lúc cạn tiền mặt trả khách.

Gần Tết, chủ trại buồn rầu bán lỗ vài chục triệu đến tiền tỷ mỗi lứa lợn

Cuối năm được coi là mùa cao điểm tiêu thụ nhưng giá lợn hơi vẫn “chạm đáy” và chưa có dấu hiệu phục hồi khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng.