Bị phương Tây xiết, Iran quay ra "vuốt ve" Ả rập

Bộ trưởng Bộ Tình báo của Iran sang thăm Ả rập Xêút thanh minh về cáo buộc âm mưu ám sát đại sứ Ả Rập Xêút ở Mỹ và bàn bạc về những vấn đề hợp tác giữa hai nước. Động thái này cho thấy Iran đang tìm cách bảo vệ vị trí cường quốc quan trọng ở khu vực Trung Đông của mình.

Bị phương Tây xiết, Iran quay ra "vuốt ve" Ả rập

Phía sau âm mưu ám sát đại sứ Ả Rập tại Mỹ

Bị phương Tây xiết, Iran quay ra `vuốt ve` Ả rập

Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Bộ tình báo Iran, Heydar Moslehi đã đến Riyadh gặp gỡ Hoàng tử Ả rập Xêút, Nayef bin Abdel-Aziz Al Saud để giải quyết “những hiểu lầm” giữa hai nước – Nguồn: AFP

Theo Wall Street Journal,Tehran hiện đang chịu sức ép từ phương Tây về chương trình hạt nhân của mình. Không chỉ có vậy, trong những tháng qua, Iran đã có xung đột về ngoại giao với Ả rập Xêút, đối thủ của Iran trong việc tranh giành ảnh hưởng ở khu vực.

Tuần này, Bộ trưởng Bộ tình báo Iran, Heydar Moslehi, đã đến Riyadh gặp gỡ Hoàng tử Ả rập Xêút, người sẽ kế vị ngôi vua của nước này, Nayef bin Abdel-Aziz Al Saud. Mục tiêu của cuộc gặp gỡ này là để xoa dịu căng thẳng trong quan hệ hai nước.

Bộ Ngoại giao Iran cho hay trong cuộc gặp này, hai bên đã thảo luận về tình hình an ninh và các chính sách an ninh cho khu vực. Nhưng theo các nhà phân tích, mấu chốt của chuyến thăm của nhà lãnh đạo tình báo Iran này là nhằm giải quyết các cáo buộc hồi tháng 10 của Hoa Kỳ cho rằng Iran có kế hoạch ám sát Đại sứ Ả rập Xêút tại Washington.

“Hoa Kỳ đã đưa ra các cáo buộc Iran mà không dựa trên cơ sở nào. Vì thế cần có các cuộc đàm phán thẳng thắn và minh bạch để xóa bỏ các nghi ngờ và làm rõ mục đích của các kế hoạch đó”, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Iran, Ramin Mehmanparast phát biểu trên đài truyền hình.

Theo truyền thông Iran, lãnh đạo cơ quan tình báo của Iran đang viếng thăm Riyadh là đại diện cho “chính quyền, chứ không phải cho chính phủ”. Điều đó cho thấy ông đang chuyển các thông điệp không phải từ Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad hay của các vị lãnh đạo chính trị khác mà là thông điệp của Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei, người đưa ra các phát biểu mới nhất của Iran.

Iran và Ả rập Xê út, hai nhà sản xuất dầu thô hàng đầu của thế giới, từ lâu đã là hai cực quyền lực ở Trung Đông. Người Iran dòng Hồi giáo Shiite đại diện cho lợi ích của người Shiite thiểu số và thường bị phân biệt đối xử so với các quốc gia Ả rập dòng Sunni và đi đầu trong cuộc chiến chống lại Israel và phương Tây. Trong khi đó, Ả rập Xêút là lực lượng Sunni chiếm đa số và thân phương Tây.

Phong trào Mùa xuân Ả rập lật đổ các nhà độc tài trong khu vực, đã buộc cả Iran và Ả rập Xê út phải xem xét lại các mối quan hệ đồng minh và cần hành động quyết đoán về một số vấn đề, mà trước đây hai nước thường mâu thuẫn với nhau, đáng chú ý là về Bahrain và Syria.

Theo các nhà phân tích, khi Iran đang ở thế đối đầu với phương Tây, các nhà lãnh đạo nước này lo sợ rằng nếu bất hòa với Ả rập Xêút thì vị thế của Tehran ở khu vực sẽ không vững chắc.

“Iran sẽ làm tất cả mọi thứ có thể để không làm mất đi vị thế đầy quyền lực của mình ở Trung Đông. Iran biết rằng mình không thể vừa chống lại cả phương Tây và các nước Ả rập cùng một lúc”.

Trong cuộc họp diễn ra ở Viên ngày hôm qua của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, Bộ trưởng dầu mỏ Iran, Rostam Ghasemi cho hay Iran và Ả rập Xê út đã đạt một thỏa thuận rằng Ả rập Xê út sẽ không tăng lượng sản xuất dầu bù cho phần của Iran trong trường hợp Hoa Kỳ và Châu Âu áp đặt lệnh cấm vận lên ngành dầu mỏ của Iran.

Hiện vẫn chưa rõ có mối liên hệ nào giữa cuộc họp của Iran với Ả rập Xê út và các quyết định của OPEC.

Tùng Lâm

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !