Bí ẩn nghị lực hoa hậu khuyết tật xinh đẹp

“Chúng ta chỉ có một cuộc đời để đi, để sống và trải nghiệm. Bạn đừng bỏ lỡ cơ hội để bản thân được trải nghiệm cho dù nó có đắng, chát hay khó khăn, trắc trở đến đâu thì cũng sẽ có lúc bạn được hưởng sự ngọt ngào. Hãy đứng dậy và đi theo cách của bạn!”
Bị cong vẹo cột sống bẩm sinh, phẫu thuật thất bại, cuộc đời Ánh Ngọc gắn với chiếc xe lăn. Nhưng quán quân của "Vẻ đẹp vầng trăng khuyết" luôn gây ấn tượng bởi vẻ đẹp và sự lạc quan.

Bí ẩn nghị lực hoa hậu khuyết tật xinh đẹp - ảnh 1

Ánh Ngọc trong đêm thi Vẻ đẹp vầng trăng khuyết. Cô là tấm gương tiêu biểu về nghị lực, học tập, thường xuyên được mời đi dự các hội thảo giao lưu chia sẻ với những người cùng cảnh ngộ.

Vượt lên số phận “hai lần nến cong”

Chiến thắng trong cuộc thi “vẻ đẹp vầng trăng khuyết” diễn ra vào tối 14/4 vừa qua bởi vẻ đẹp tâm hồn thánh thiện, tài năng ứng xử cùng với nụ cười luôn nở trên môi Ánh Ngọc (sinh viên Tâm lý học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) đã thuyết phục hoàn toàn ban giám khảo. Nhưng ít ai có thể biết đằng sau nụ cười ấy, em đã phải vượt qua rất nhiều bất hạnh.

Cảm nhận đầu tiên khi gặp trực tiếp Ánh Ngọc vào một buổi sáng trong căn phòng trọ sinh viên khoảng hơn chục mét vuông ngăn nắp là sự chững chạc, tự tin, lạc quan nhưng rất giản dị. Nụ cười duyên luôn nở trên gương mặt khả ái và đáng yêu. Chia sẻ đầu tiên em đã nói về niềm vui và sự may mắn của bản thân khi vừa chiến thắng ở cuộc thi Vẻ đẹp vầng trăng khuyết. “Đến giờ em vẫn vui lắm, khi đăng ký tham dự em không nghĩ mình thành công như vậy”.

Rồi em trầm ngâm kể như đang trở về với tuổi thơ của mình. Ngọc sinh ra và lớn lên ở Kinh Môn – Hải Dương trong một gia đình hạnh phúc, bố làm lái xe ô tô còn mẹ thì nội trợ. Nhưng không may mắn như bao người khác, em bị cong vẹo cột sống bẩm sinh.

Bí ẩn nghị lực hoa hậu khuyết tật xinh đẹp - ảnh 2
Nét hồn nhiên của cô gái trẻ.

Năm 4 tuổi bố mẹ đưa đi khám ở viện Nhi trung ương và bắt đầu làm quen với những chiếc áo nẹp chỉnh hình mà bạn bè thường trêu là áo giáp vì mỗi khi đánh vào không biết đau. Dù vậy, em chưa hề tự ti hay mặc cảm.

Năm học lớp 8, một bác sĩ người Pháp đã sang viện Nhi tiến hành khám cho những trường hợp bị cong vẹo cột sống, và em là một trong số đó được tiến hành phẫu thuật chỉnh hình. Ngọc bị những cây kim dài hơn 20cm xuyên dọc sống lưng, bị bỏng do sử dụng lửa châm cứu và hàng ngày phải uống hàng chục loại thuốc đắng ngắt.

Dù vậy, may mắn không đến với em. Cuộc phẫu không thành công và từ đó chiếc xe lăn trở thành đôi chân. Lúc đó, Ngọc mới thực sự cảm thấy thất vọng, buồn chán, mặc cảm.

"Đã có những lúc em bị trầm cảm, không làm chủ được suy nghĩ và từng nghĩ tới trường hợp xấu nhất không muốn là gánh nặng cho gia đình. Nhưng rất nhiều lần em đã thấy những giọt nước mắt và cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô bờ bến của bố mẹ và người thân em đã suy nghĩ lại", Ngọc chia sẻ.

Từ đó, em trở lại trường và cố gắng học tập vạch kế hoạch cho riêng mình. Học hết bậc trung học với thành tích 12 năm học sinh giỏi và lớp chuyên Toán của trường. Em quyết định đăng ký thi đại học nhưng bố mẹ và gia đình khuyên ngăn không nên đi học tiếp. Với khát khao thay đổi số phận nghiệt ngã, làm việc việc gì đó có ích lâu dài cho bản thân và gia đình em quyết tâm thuyết phục bố mẹ. Cuộc thi đại học đã thành công và được bắt đầu với một môi trường mới.

Bí ẩn nghị lực hoa hậu khuyết tật xinh đẹp - ảnh 3
Ngọc hòa đồng, thường xuyên tham gia các chương trình ngoại khóa, văn nghệ trong lớp nên được bạn bè, thầy cô quý mến.

Ước mơ trở thành nhà trị liệu tâm lý

Chia sẻ về ngành đang theo đuổi học tại trường, Ngọc đã được mọi người tư vấn ngay từ khi đăng ký thi đại học và thấy phù hợp với bản thân. Xuất phát từ cuộc sống với những trải nhiệm của bản thân khiến em nảy sinh ý tưởng học ngành gì để phục vụ và giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ với mình là hợp lý nhất, phù hợp nhất.

Em đã chọn Tâm lý học và luôn tâm niệm rằng: “Chữa lành vết thương tâm hồn cho người khác cũng là tự chữa lành vết thương tâm hồn cho chính mình”.

Tại đây, cuộc sống xa nhà xa bố mẹ đã khiến em gặp nhiều khó khăn khi mới bước chân lên thủ đô. Dần dần Ngọc làm quen được môi trường mới nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè.

Bí ẩn nghị lực hoa hậu khuyết tật xinh đẹp - ảnh 4
Ngọc xì tin bên ca sĩ Thái Thùy Linh.

"Cuộc sống của em cơ bản cũng giống với các bạn sinh viên khác. Có điều mỗi ngày em được một bạn thân nhất ở cùng phòng đưa đón đi học, việc đi lại khó khăn và chậm vì phải thay đổi địa hình, vị trí liên tục", Ngọc kể.

Chia sẻ thêm về cuộc sống, cô sinh viên Tâm lý học cười tươi khoe có thỉnh thoảng viết bài cho một số tạp chí và viết bản tin cho Trung tâm Sống độc lập ở Hà Nội để tăng thu nhập cùng với số tiền trợ cấp, học bổng mà em đạt được để giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình.

Giờ đây, sau những năm sinh viên, Ngọc đã trải nghiệm được thêm nhiều điều thú vị và rất lạc quan: “Hiện tại cuộc sống của em có thể coi là may mắn hơn các bạn đồng cảnh ngộ. Em đang có ý tưởng một dự án về dịch vụ trợ giúp tâm lý cho người khuyết tật và được thầy cô gợi ý đóng góp xây dựng để sớm hoàn thành”.

Ngọc cười rất tươi khi tôi đề cập tới chuyện tình cảm riêng tư, và em rất chững chạc chia sẻ: “Em cũng đã từng yêu, nhưng hiện tại thì không. Em đang thực hiện nhiều dự định trong học hành và dự án công việc, và chờ duyên phận của chính mình”.

Bí ẩn nghị lực hoa hậu khuyết tật xinh đẹp - ảnh 5
Ánh Ngọc cùng các thí sinh trong đêm chung kết Vẻ đẹp vầng trăng khuyết.

Trước khi chia tay, Ánh Ngọc không quên gửi một thông điệp tới các bạn cùng cảnh ngộ, những người không may mắn: “Chúng ta chỉ có một cuộc đời để đi, để sống và trải nghiệm. Bạn đừng bỏ lỡ cơ hội để bản thân được trải nghiệm cho dù nó có đắng, chát hay khó khăn, trắc trở đến đâu thì cũng sẽ có lúc bạn được hưởng sự ngọt ngào. Hãy đứng dậy và đi theo cách của bạn!”

Hoàn Nguyễn

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !