Bệnh giãn tĩnh mạch tinh - Kẻ thù của tinh trùng
Ảnh minh hoạ. |
PGS TS Nguyễn Tiến Quang, Giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết mới đây bác sĩ Quang tiếp nhận trường hợp bệnh nhân năm 34 tuổi, quê Nghệ An. Bệnh nhân bị viêm mào tinh hoàn 2 bên cách đây 3 năm, đã mổ giãn tĩnh mạch tinh trái tại Bệnh viện Việt Đức cách đây 8 tháng.
Tuy nhiên, bác sĩ Quang cho biết lấy vợ 5 năm chưa có con, khi khám lâm sàng, bác sĩ thấy tinh hoàn, mào tinh hoàn 2 bên căng, ống dẫn tinh 2 bên sờ thấy. Đuôi mào tinh hoàn 2 bên có khối viêm cũ ấn không đau.
Khi làm xét nghiệm không có tinh trùng, nội tiết tố, trong giới hạn bình thường. Chẩn đoán vô sinh I theo dõi do tắc mào tinh hoàn 2 bên. Bác sĩ sinh thiết mào tinh hoàn 2 bên dự trữ tinh trùng, thăm dò ống dẫn tinh 2 bên, xét nối ống dẫn tinh với mào tinh hoàn 2 bên trên vi phẫu.
Bác sĩ đã nối ống dẫn tinh – mào tinh hoàn 2 bên qua vi phẫu thuật
Theo PGS.TS Nguyễn Quang giãn tĩnh mạch tinh là một bệnh lý rất phổ biến và thường gặp ở nam giới. Giãn tĩnh mạch tinh là nguyên nhân gây ra 15-25% các trường hợp vô sinh nam nguyên phát và 75-81% vô sinh nam thứ phát. Rất may là tuy tỷ lệ bệnh gặp trong nhóm vô sinh nam giới cao nhưng lại là bệnh có thể điều trị được và kết quả điều trị đem lại niềm vui cho nhiều gia đình.
Giãn tĩnh mạch tinh là hiện tượng giãn bất thường của tĩnh mạch tinh trong và đám rối tĩnh mạch tinh (bình thường, tĩnh mạch tinh của đám rối tĩnh mạch tinh có đường kính khoảng từ 2mm trở xuống). Giãn tĩnh mạch tinh là một bệnh lý rất phổ biến và thường gặp ở nam giới.
Bệnh hiếm khi xuất hiện trước tuổi dậy thì, ở lứa tuổi thiếu niên tỷ lệ gặp phải từ 8-10% nhưng kể từ lứa tuổi vị thành niên, theo thống kê chung của các tác giả gặp ở khoảng 15% cộng đồng nam giới. Tuy nhiên, trong nhóm vô sinh nam giới, tỷ lệ này cao hơn nhiều. Giãn tĩnh mạch tinh là nguyên nhân gây ra 15-25% các trường hợp vô sinh nam nguyên phát và 75-81% vô sinh nam thứ phát.
Hiện tại, chưa có cách phòng bệnh giãn tĩnh mạch tinh. Khi khám nam giới vô sinh, cần lưu ý kiểm tra lâm sàng thường xuyên, trong đó quan tâm tới thăm khám bìu, tinh hoàn để phát hiện bệnh. Rất may là tuy tỷ lệ bệnh gặp trong nhóm vô sinh nam giới cao nhưng lại là bệnh có thể điều trị được và kết quả điều trị đem lại niềm vui cho nhiều gia đình.