Bảo tàng Võ Nguyên Giáp: Không làm là thiệt thòi lớn cho đất nước

"Không làm Bảo tàng Võ Nguyên Giáp là một thiệt thòi cho đất nước, thiệt thòi cho dân tộc, thiệt thòi cho văn hóa và cho di sản", PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học khẳng định.
Theo PGS,TS Nguyễn Văn Huy (Nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học), khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất đi, hàng triệu, hàng triệu người dân VN đã bày tỏ sự thương tiếc thực sự từ trong lòng khi hàng nối hàng dài dằng dặc những dòng người chờ vào viếng Đại tướng tại ngôi nhà riêng 30 Hoàng Diệu hay Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông.

"Tôi thực sự bất ngờ bởi từng chứng kiến nhiều vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước ra đi, mọi người cũng đều bày tỏ tình cảm, nhưng không với ai (trừ Bác Hồ) lại có một tình cảm sâu nặng đến thế. Người VN nhiều khi không có thói quen biểu lộ tình cảm của mình, nhưng với bác Giáp, họ không ngần ngại thể hiện bằng tất cả những gì sâu nặng nhất", ông Huy khẳng định.
Bảo tàng Võ Nguyên Giáp: Không làm là thiệt thòi lớn cho đất nước - ảnh 1
Người VN không có thói quen biểu lộ tình cảm, nhưng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, họ không ngần ngại thể hiện bằng tất cả những gì sâu nặng nhất

Chưa kể, bạn bè quốc tế cũng dành sự đánh giá cao với người Anh Cả của quân đội nhân dân VN. Chứng kiến tình cảm đặc biệt của nhân dân VN với Đại tướng trong những ngày qua, ông Huy nghĩ rằng thực sự tất cả chúng ta, từ nhà lãnh đạo cao nhất đến mỗi người dân đều nên suy nghĩ lại. Với quan điểm của ông, đây là cơ hội hiếm có để mọi người có những suy nghĩ mới và hành động mới. 

Suy nghĩ mới và hành động mới mà ông muốn nói tới ở đây cụ thể là gì, thưa ông?

Tại sao tôi lại đặt ra vấn đề này là bởi nếu chúng ta cứ đi theo nếp cũ, chúng ta không thể hiểu được và đáp ứng được tình cảm của triệu triệu người dân VN, của những người già, người trẻ, của những người đã từng là người lính, đồng đội của Đại tướng Võ Nguyên Giáp hay cả thế hệ chưa bao giờ gặp Ông.

Nhưng hình ảnh, công lao và sự vĩ đại của Đại tướng đã đi vào trong trái tim mỗi người. Điều đó trước khi Đại tướng ra đi, trước những ngày tang lễ vừa qua tôi dám chắc chúng ta không nhận thức hết được sự vĩ đại đó, sự vĩ đại ăn sâu trong trái tim, tấm lòng mỗi người dân Việt. Thế nên đây là cơ hội tuyệt vời để chúng ta nhìn lại, để chúng ta nghĩ lại để mà đổi mới, thực sự thay đổi tư duy trong nhiều lĩnh vực, cả về lĩnh vực quản lý xã hội, hay lĩnh vực về con người.
Bảo tàng Võ Nguyên Giáp: Không làm là thiệt thòi lớn cho đất nước - ảnh 2
PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học

Tôi lấy ví dụ tại sao lại về quản lý xã hội. Chúng ta cũng thấy, suốt bao năm qua, từng ngày, từng giờ người Hà Nội rồi người các tỉnh tham gia giao thông một cách vô tổ chức, không có luật lệ dẫn đến hậu quả là tai nạn giao thông luôn ở mức cao. Thế nhưng trong những ngày tang lễ vừa qua, không ai bảo ai mọi người đều lẳng lặng xếp hàng một cách trật tự, kiên nhẫn. Điều đó đòi hỏi chúng ta buộc phải suy nghĩ lại cách quản lý xã hội hiện nay.

Chúng ta cũng thấy, người thì đi từ núi rừng Việt Bắc, Tây Bắc, người từ Nam Bộ ra Hà Nội dự tang lễ của Đại tướng, câu chuyện đó cũng làm chúng ta phải suy nghĩ lại về người VN, về tất cả những hành động, việc làm của chúng ta từ trước tới giờ.

Với công lao của Đại tướng như vậy, theo ông có nên xây dựng Bảo tàng Võ Nguyên Giáp như một số ý kiến của người dân gần đây hay không?

Tôi nghĩ rất rất nên làm Bảo tàng Võ Nguyên Giáp dù trước đây, Bộ Chính trị, Ban bí thư có văn bản chủ trương hạn chế sự phát triển ồ ạt của Bảo tàng, nhà truyền thống của danh nhân. Đúng là làm tràn lan và chất lượng kém thà không làm còn hơn, vì làm xong không ai xem, rất lãng phí. 

Nhưng ở đây, như tôi cũng đã nói (tiền đề là phải suy nghĩ lại) trong bối cảnh như thế, đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, việc có làm Bảo tàng hay không có lẽ không cần phải bàn nhiều, băn khoăn nhiều. Tôi khẳng định là nên làm, nên có quyết định nhanh chóng về thành lập Bảo tàng Võ Nguyên Giáp.

Bởi cuộc đời của ông, sự tiêu biểu của ông, bởi tấm lòng của cả dân tộc đối với ông mà chúng ta không làm không được. Bảo tàng không chỉ đơn thuần để vinh danh dù ông rất xứng đáng, mà bảo tàng đó còn nói về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của người VN, của dân tộc trong suốt gần 1 thế kỷ qua. Đó là cái rất cần.
 
Trả lời PV báo Điện tử Infonet về ý kiến đề xuất lập Bảo tàng Võ Nguyên Giáp, ông Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản (Bộ VH,TT&DL) cho biết, hiện tại phía Cục vẫn chưa có ý kiến gì về vấn đề này. Khi nào có quyết định, Cục sẽ thông báo cho cơ quan báo chí. 
Liệu việc này có mâu thuẫn không khi trước đó ông vừa nói đến việc các Bảo tàng danh nhân tràn lan và không hiệu quả vì vắng người xem?

Thứ nhất, về chủ trương, về câu chuyện có đáng làm Bảo tàng Võ Nguyên Giáp không thì tôi khẳng định là rất đáng làm. Thứ hai, nếu không làm bảo tàng Võ Nguyên Giáp là một thiệt thòi cho đất nước, thiệt thòi cho dân tộc, thiệt thòi cho văn hóa và cho di sản. 

Chúng ta đi rất nhiều nước sẽ thấy ở các nước, các bảo tàng danh nhân, bảo tàng anh hùng, thậm chí bảo tàng của những con người bình thường làm nên những sự kiện ghi dấu ấn có rất nhiều, những bảo tàng đấy được đông đảo công chúng đến thăm. Đến các nước ấy, người ta tự hào có Bảo tàng của những danh nhân, những câu chuyện xã hội được kể qua những bảo tàng như vậy. Và ngược lại, những nước ấy cũng thu lợi không nhỏ từ các dịch vụ du lịch khi du khách đến thăm Bảo tàng.

Chúng ta cứ tưởng đất nước ta nhiều di sản, di tích nhưng sự thực là chúng ta rất ít các công trình di tích cổ kính, ít “Bảo tàng ra Bảo tàng”. Trong khi đó nếu đến Amstecdam có khoảng 300 bảo tàng lớn nhỏ trong thành phố, cái nào cũng hoạt động tốt. 

Còn đất nước ta bị chiến tranh tàn phá nhiều nên du khách đến Hà Nội loanh quanh không biết xem gì, đi thăm ở những đâu. Có thể bảo tàng nhiều nhưng thực sự không có chất lượng. Chúng ta phải góp phần làm thay đổi điều đó.

Theo ông, nên lập Bảo tàng Võ Nguyên Giáp ở đâu thì phù hợp và xứng tầm với Đại tướng?

Việc thành lập Bảo tàng Võ Nguyên Giáp có thể do Nhà nước, gia đình hay một tổ chức xã hội nào đó đứng ra nhưng điều tôi lo ngại là lập Bảo tàng ở đâu? Khu đất nào, tòa nhà nào có thể làm được? Theo tôi, hợp hơn cả, nên làm ở 30 Hoàng Diệu, nơi mà Đại tướng đã sống ở đó ngót nghét 60 năm, từ 1954 giải phóng Thủ đô đến khi Đại tướng qua đời, tức là hơn nửa đời người Bác đã sống ở đó, nửa đời người đã cống hiến cho cách mạng. Chính ngôi nhà này, phần thứ hai của cuộc đời Đại tướng, đó là cuộc đời dành cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, giải phóng miền Nam. 
Bảo tàng Võ Nguyên Giáp: Không làm là thiệt thòi lớn cho đất nước - ảnh 3
30 Hoàng Diệu là địa chỉ "đắc nhân tâm" để xây Bảo tàng Võ Nguyên Giáp

30 Hoàng Diệu cũng nằm trong một quần thể, một trung tâm chính trị, văn hóa, có cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, có cơ quan văn hóa, di tích văn hóa, có Hoàng thành Thăng Long, Bảo tàng Lịch sử Quân sự VN, xa xa có Bảo tàng mỹ thuật, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Lăng Bác Hồ, có Đài Liệt sĩ vô danh và bây giờ có thêm Bảo tàng Võ Nguyên Giáp thì thật hợp lý.

Tôi sợ nhất là người ta không chấp nhận nơi đó làm bảo tàng hay một địa chỉ di tích, mà làm ở bất cứ nơi nào khác trong Hà Nội đều là "hạ sách". Thượng sách vẫn là làm ở 30 Hoàng Diệu vì đó là vị trí đẹp, không chỉ về không gian chính trị văn hóa tuyệt vời, mà còn đẹp vì là địa chỉ “đắc nhân tâm”.

Bởi chúng ta thấy những ngày qua, người ta đến đấy như hành hương, thắp nén hương tưởng niệm Đại tướng, đó là tâm của dân với Đảng, với Bác Hồ, với đất nước, tổ quốc của chúng ta. Và câu chuyện về Đại tướng không chỉ dừng lại ở con người và cuộc sống đời thường của ông mà ông còn giống như một biểu tượng đáng tự hào của đất nước.

Theo ông, cần đầu tư những gì cho Bảo tàng Võ Nguyên Giáp?

Theo tôi cần phải đầu tư một cách thích đáng, nhưng cũng không có nghĩa là phải mất quá nhiều tiền của. Không phải cứ to, hoành tráng, phải “nghìn tỉ” mới xứng tầm. Quan trọng nhất là ngôi nhà đã có sẵn, không nên xây thêm, cơi nới thêm mà hãy sử dụng toàn bộ ngôi nhà như một di tích để làm hệ thống trưng bày. 

Cần đầu tư tiền và đầu tư chất xám để đảm bảo đủ điều kiện làm một bảo tàng có chất lượng cao, ngang tầm thế giới. Chắc phải mời các chuyên gia bảo tàng học của nước ngoài, những nhà thiết kế nội thất bảo tàng có nhiều kinh nghiệm, uy tín giúp chúng ta xây dựng Bảo tàng Võ Nguyên Giáp có chất lượng cao nhất, để khi đến đấy bất cứ ai cũng hiểu được tài năng, con người và đóng góp của đại tướng đối với lịch sử, với dân tộc VN.

Vâng, xin cảm ơn ông!

Thực sự mà nói trước khi Đại tướng ra đi, trước khi chứng kiến những biểu lộ tình cảm của toàn dân với Đại tướng, khi mọi người xếp hàng đến viếng Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu hay Nhà tang lễ, tôi không nghĩ ráo riết ở đó phải là một Bảo tàng. 
Tôi vẫn theo định kiến cũ, có thể Nhà nước sẽ có chủ trương sử dụng ngôi nhà 30 Hoàng Diệu vào một mục đích khác. Nhưng khi chứng kiến biển người đau xót trước sự ra đi của Đại tướng trong những ngày qua, tôi mới sực tỉnh. Sự ra đi của Đại tướng buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về nhiều chuyện, buộc phải nghĩ khác.
Đại tướng mất đi đồng thời chúng ta cũng nhìn rõ hơn giá trị của Đại tướng, giá trị đó được hòa vào trong triệu triệu trái tim buộc chúng ta phải thay đổi tư duy, thay đổi hành động.
Nếu không làm Bảo tàng, nếu để tuột cơ hội này, nghĩa là chúng ta lại để tuột một hành động quan trọng với đất nước, để tuột một cơ hội làm giàu đất nước về tinh thần cũng như tôn vinh các giá trị của đất nước. Nếu sau 10, 15, 20 năm nữa chúng ta mới bừng tỉnh là phải lập một Bảo tàng Võ Nguyên Giáp thì lúc đó cũng hết cơ hội rồi - (PGS.TS Nguyễn Văn Huy)
Hạnh Thúy (Thực hiện)

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Vũ Hiền Hellen: Từ bị miệt thị, bố mẹ đòi 'từ mặt' đến Á hậu 2 Miss Grand Vietnam

Á hậu 2 Miss Grand Vietnam 2024 Vũ Thị Thu Hiền từng mất tự tin trong thời gian dài vì bị miệt thị ngoại hình. Người đẹp cũng tiết lộ suýt bị bố từ mặt vì quyết tâm theo đuổi đam mê ca hát.

Chưa tốt nghiệp ĐH, nữ sinh 21 tuổi giành học bổng thạc sĩ ngành Vũ trụ tại Pháp

Từ Quy Nhơn, Trịnh Hoàng Diệu Ngân ra Hà Nội để theo học ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh. Sau 3 năm, Ngân giành học bổng toàn phần chương trình thạc sĩ tại ngôi trường danh giá bậc nhất nước Pháp, dù chưa tốt nghiệp đại học.

Đang cập nhật dữ liệu !