Bão số 6 Nakri di chuyển dị thường, có diễn biến rất phức tạp

Bão số 6 (Nakri) chịu tác động của nhiều hình thế chi phối, di chuyển dị thường, có diễn biến rất phức tạp. Đó là nhận định của Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tại cuộc họp ứng phó với cơn bão số 6, diễn ra ngày 8/11.

Bão số 6 hiện đã đổi hướng Tây, đang di chuyển về phía đất liền Việt Nam và có khả năng mạnh lên cấp 12, giật cấp 15.

Dự kiến tối ngày 10/11, bão số 6 sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa (thời điểm triều ở mức cao trong ngày từ 1,7-2,1m).

Vị trí và hướng di chuyển của cơn bão số 6.

Khu vực quần đảo Trường Sa và giữa biển Đông có sóng cao từ 7,7 m tới 8,3 m. Vùng biển Quảng Trị đến Ninh Thuận có sóng cao từ 5,5 – 7,9m và vùng biển Quần đảo Hoàng Sa, Bắc và Nam Biển Đông có sóng cao trên 5m.

Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 6 chịu tác động của nhiều hình thế chi phối, di chuyển dị thường, rất phức tạp. Các dự báo từ các trung tâm quốc tế khá thống nhất về hướng di chuyển, nhưng khi đổ bộ có sự chênh lệch và phân tán về thời gian. 

"Với tác động sóng cao kết hợp gió mạnh nguy cơ tác động đến khu neo đậu tàu thuyền, bến cảng, đê kè biển. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh nên gây ra mưa to đến rất to từ chiều ngày 9/11 đến 12/11 với tổng lượng mưa 200-400 mm, tập trung tại khu vực Đà Nẵng đến Khánh Hòa và Tây Nguyên", ông Khiêm nhận định.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, bão số 6 có khả năng đổ bộ chính thẳng vị trí cơn bão số 5 vừa qua, chính vì vậy phải nâng cao tinh thần cảnh giác, không được chủ quan.

Sáng 8/11, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổ chức cuộc họp chỉ đạo ứng phó với bão số 6 (tên quốc tế là Nakri).

Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cảnh báo, khu vực ảnh hưởng của bão số 6 là khu vực dân cư đông đúc, kinh tế phát triển nhiều đô thị lớn và khu du lịch, nghỉ dưỡng, dọc dải ven biển và trên các đảo có khách du lịch trong nước và quốc tế.

Mặt khác, kinh nghiệm ứng phó với bão của người dân còn hạn chế (đã bị thiệt hại rất nặng nề về người, thủy sản do bão Damrey số 12 hồi năm 2017; sạt lở đất, lũ quét do mưa lũ sau bão số 8 năm 2018; sự cố đứt dây neo tàu thuyền tại cảng Quy nhơn, Bình Định trong bão số 5 năm 2019).

Trong khi đó, đại diện Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, đến 6h ngày 8/11 đơn vị đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 47.330 tàu/243.063 người biết hướng di chuyển của bão để chủ động trú tránh.

Trong đó có 112 tàu/2.818 lao động đang hoạt động, neo đậu tại khu vực nguy hiểm: 108 tàu neo đậu tại các đảo thuộc khu vực quần đảo Trường Sa (Quảng Nam 11/497, Bình Định 4/21, Quảng Ngãi 97/2.300). 3 tàu Bình Định đang di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm.

Về phía các địa phương, hiện tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành lệnh cấm biển (cấm ra khơi) từ ngày 8/11. Các địa phương tiếp tục tổ chức khắc phục bão số 5 và triển khai chuẩn bị ứng phó với bão.

Tại cuộc họp, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, bão số 6 có cường độ mạnh và hướng đi khó lường, do đó cần sự phối hợp của tất cả các bộ ngành trong công tác phòng tránh bão.

Ban Chỉ đạo yêu cầu các địa phương, ban ngành theo dõi chặt chẽ diễn biến bão số 6, thông tin kịp thời đến người dân. Căn cứ tình hình thực tế, cần ban hành lệnh cấm biển và cho học sinh nghỉ học. Đồng thời hướng dẫn đảm bảo an toàn cho tàu thuyền trên biển, đặc biệt là tàu vận tải và an toàn tại các khu neo đậu.

Ngoài ra, cần đảm bảo an toàn các khu vực nuôi trồng thủy hải sản, an toàn đê điều, hồ đập, đặc biệt là các công trình hư hỏng, đang thi công và các hồ đã đầy nước. Ngoài ra, Ban Chỉ đạo yêu cầu các địa phương, ban ngành dừng tất cả các cuộc họp không cần thiết để tập trung chỉ đạo ứng phó với bão số 6…

D. Thùy
Từ khóa: Bão số 6 dự báo bão số 6 tin bão số 6 ngày 8/11 khu vực ảnh hưởng của bão số 6 bão số 6 Nakri

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !