Bão số 5: Sáng 3/8, dừng vận chuyển khách du lịch

Dự kiến từ sáng 3/8, Hải Phòng dừng các hoạt động vận chuyển khách du lịch, bến phà, phương tiện đường thủy nội địa; Tổ chức sơ tán người ở các khu vực xung yếu, trên các phương tiện, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản hoàn thành trước 7 giờ sáng 3/8.
Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng, đến chiều 1/8, 687 phương tiện với 1.864 lao động đang hoạt động trên biển được thông tin về vị trí và diễn biến của bão số 5 để chủ động phòng tránh. 

Trong đó có 56 phương tiện đang hoạt động xa bờ, 632 phương tiện hoạt động ven bờ ven bờ. Hiện 2.450 phương tiện đã về bến neo đậu. 
Bão số 5: Sáng 3/8, dừng vận chuyển khách du lịch - ảnh 1
Tàu thuyền neo đậu tránh bão ở Vân Đồn, Quảng Ninh. (Nguồn: TTXVN)

Theo quan sát của Trạm biên phòng Bạch Long Vĩ và lực lượng hải quân, hiện có 250 phương tiện đang hoạt động quanh đảo Bạch Long Vĩ từ 1 đến 16 hải lý. 

Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Ban Chỉ huy Phòng chống bão lụt và Tìm kiếm cứu nạn thành phố chỉ đạo các ngành, các địa phương, đơn vị yêu cầu các chủ phương tiện, tàu thuyền, lồng bè nuôi thủy sản khẩn trương di chuyển về nơi trú tránh an toàn trước 21 giờ ngày 2/8. 

Dự kiến từ sáng 3/8, dừng các hoạt động vận chuyển khách du lịch, bến phà, phương tiện đường thủy nội địa; Tổ chức sơ tán người ở các khu vực xung yếu, trên các phương tiện, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản hoàn thành trước 7 giờ sáng 3/8; chuẩn bị các phương tiện tìm kiếm cứu nạn (của Trung tâm tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực I, Bộ đội Biên phòng Hải Phòng) ứng trực tại các khu vực trọng điểm... 

Tin bão khẩn cấp, cơn bão số 5

Hồi 04 giờ ngày 02/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 112,4 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.

Đồng thời, các lực lượng ứng trực sẵn sàng thực hiện biện pháp phòng chống, khắc phục hậu quả bão, mưa lớn có thể xảy ra; kiểm tra, rà soát đề phòng nguy cơ sạt lở đất đá tại các khu vực dân cư khu vực chân đồi núi, mỏ đất đá tại huyện thủy Nguyên, Cát Bà, quận Kiến An và Đồ Sơn; tạm dừng các cuộc họp trong ngày 3/8 để tập trung chỉ đạo, tổ chức phòng chống bão.

Trước diễn biến của cơn bão số 5 và khả năng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao, tỉnh Nam Định đã khẩn trương triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm chủ động đối phó, giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra.

Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nam Định đã có công điện khẩn chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương triển khai toàn diện công tác phòng chống cơn bão số 5; theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để chủ động phòng chống, đảm bảo an toàn cho người và tài sản, nhất là các khu vực ngoài bãi sông, ven biển; tổ chức trực ban 24/24; duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu; chủ động phương án hộ đê, đảm bảo an toàn đối với các công trình đê điều xung yếu theo phương châm "4 tại chỗ", giải tỏa vật cản như cát, đá, đất... tránh gây ảnh hưởng đến an toàn đê và thoát lũ; kiểm tra, quản lý chặt chẽ các bến đò; chủ động phương án tổ chức sơ tán dân tại các vùng cửa sông, ven biển. 

Đến 16 giờ ngày 1/8, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Nam Định, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương, đã thông báo được cho 100% chủ tàu, thuyền, lều chòi canh vây vạng ven biển thông tin về bão số 5 chủ động phòng tránh. 
Bão số 5: Sáng 3/8, dừng vận chuyển khách du lịch - ảnh 2
Vị trí và hướng đi cơn bão số 5 (Nguồn TTKTTV)

Toàn tỉnh hiện có 2.089 phương tiện với 11.196 ngư dân, trong đó 551 tàu với 2.974 ngư dân đánh bắt gần bờ đi về trong ngày; 18 tàu với 94 ngư dân đánh bắt tại các vùng biển từ Quảng Ninh đến Bạc Liêu; 1.516 tàu với gần 8.000 ngư dân neo đậu tại các bến trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, hơn 700 lều, chòi coi canh hải sản trên đàm, bãi bồi ven biển cũng đã được thông báo, vận động về nơi tránh trú bão. 

Về công tác phòng úng, các Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi các huyện vùng triều tận dụng chân triều thấp mở cống tiêu rút nước đệm để đảm bảo phòng úng cho 78.300 ha lúa mùa 2013 và gần 7.000 ha cây màu hè thu.

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Nam Định, địa phương có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 5. Từ chiều tối và đêm 2/8 có mưa, sau mưa vừa, mưa to đến rất to và giông. Từ sáng 3/8, vùng ven biển gió sẽ mạnh lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão di qua mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Các địa phương tỉnh Nam Định cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao từ 2-4 m. 

Chiều 1/8, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão Nghệ An cho biết, hiện nay các đơn vị, địa phương trong tỉnh Nghệ An đang khẩn trương triển khai các phương án đối phó với cơn bão số 5. 

Đến 17 giờ ngày 1/8, tất cả tàu thuyền đánh bắt thủy sản của tỉnh Nghệ An đã nắm bắt được diễn biến tình hình, hướng đi của cơn bão số 5. Trong đó, 650 phương tiện với 4.230 lao động đang đánh bắt tại khu vực biển Nghệ An và 247 phương tiện với 396 lao động đánh đánh bắt thủy sản ở vùng biển các tỉnh khác. 

Tỉnh Nghệ An yêu cầu các đơn vị, địa phương theo dõi chặt diễn biến của mưa bão và thông báo kịp thời đến người dân để chủ động phòng tránh; kiểm tra và có phương án bảo vệ an toàn người dân sinh sống ven sông, ven biển, lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản; duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu. Ngay trong chiều 1/8, các đơn vị thủy nông trong tỉnh phối hợp với các địa phương đã tiến hành rà soát và có phương án tiêu nước đệm, đề phòng mưa lớn gây ngập úng. 

Hiện nay, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Nghệ An đã xác định được những khu vực có nguy cơ gây ngập lụt, sạt lở đất đá do lũ quét có thể xảy ra là ở các huyện Tương Dương, Kỳ Sơn, Con Cuông và các huyện ven biển Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc. Những tuyến giao thông dễ xảy ra ách tắc, sạt lở là Quốc lộ 48, Quốc lộ 7, đường 541, 531.

Nguồn TTXVN

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !