Bão số 10: Ngày 30/9, học sinh, sinh viên Đà Nẵng nghỉ học

Trước diễn biến của cơn bão số 10 mà Đà Nẵng được xác định là một trong những địa phương nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp, tối 29/9, Ban chỉ huy PCLB - TKCN TP tiếp tục có công điện số 62/CĐ-PCLB chỉ đạo công tác ứng phó khẩn cấp

Học sinh, sinh viên nghỉ học

Theo đó, Ban chỉ huy PCLB - TKCN Đà Nẵng tiếp tục xác định bão số 10 là cơn bão rất mạnh với sức gió ở vùng gần tâm bão lúc 16h chiều 29/9 mạnh cấp 13, giật cấp 14 - 15, dự kiến trong 12 giờ tới mạnh cấp 14, giật cấp 16 - 17, gây mưa to đến rất to. Đà Nẵng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão này,

Bão số 10: Ngày 30/9, học sinh, sinh viên Đà Nẵng nghỉ học - ảnh 1
Ngư dân phường Mân Thái (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) khẩn trương đưa tàu thuyền vào bờ tránh bão số 10 (Ảnh: HC)

Dự kiến bão đổ bộ vào đất liền chiều tối 30/9 nên Ban chỉ huy PCLB - TKCN Đà Nẵng chỉ đạo các nhà trường trên địa bàn cho học sinh, sinh viên nghỉ học vào ngày 30/9. Đồng thời yêu cầu Ban chỉ huy PCLB - TKCN các sở, ban, ngành và các quận, huyện khẩn trương công tác PCLB và TKCN để ứng phó với cơn bão số 10.

Cùng với yêu cầu BĐBP Đà Nẵng nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi, giữ thông tin liên lạc với các thuyền của TP, phối hợp với các địa phương và đơn vị liên quan hướng dẫn, tổ chức đưa toàn bộ tàu thuyền vào khu trú bão âu thuyền Thọ Quang và vịnh Mân Quang neo đậu an toàn. Ban chỉ huy PCLB - TKCN Đà Nẵng cũng nghiêm cấm tàu thuyền đi vào neo đậu trên sông Hàn, và yêu cầu UBND các quận Sơn Trà, Liên Chiểu, Thanh Khê khẩn trương tổ chức kéo tàu thuyền nhỏ, thuyền thúng vào bờ.

Ban chỉ huy PCLB - TKCN các quận, huyện được yêu cầu chỉ đạo các địa phương thông báo tin bão khẩn cấp cho nhân dân biết để chằng chống nhà cửa, chú ý đề phòng bão kết hợp mưa lũ lớn, ngập sâu, lũ quét và sạt lở đất; triển khai phương án sơ tán nhân dân, nhất là vùng hạ du các hồ chứa, vùng ven biển, các hộ dân sống trong các nhà không kiên cố, nhà trọ sinh viên và công nhân đến nơi an toàn.

Đồng thời, UBND các quận, huyện, Sở Xây dựng và các Sở xây dựng chuyên ngành, Sở VH-TT-DL được yêu cầu chỉ đạo các chủ đầu tư, BQL dự án triển khai các phương án PCLB cho công trình, nhất là các công trình xây dựng dở dang, các công trình xây dựng trên cao, các giàn giáo, tháp cẩu, bảng quảng cáo... Sở TN-MT sẵn sàng triển khai vận hành các trạm bơm chống ngập úng trên địa bàn TP.

Bên cạnh đó, Ban chỉ huy PCLB - TKCN Đà Nẵng yêu cầu UBND các quận Hải Châu, Cẩm Lệ đảm bảo an toàn cho các lồng bè nuôi cá của dân trên sông Cẩm Lệ; UBND huyện Hoà Vang, quận Liên Chiểu và Công ty TNHH MTV Khai thác thuỷ lợi Đà Nẵng triển khai phương án phòng chống lụt bão; tổ chức trực 24/24 giờ trên hồ chứa, đảm bảo thông tin liên lạc với địa phương, sẵn sàng ứng cứu hồ chứa và sơ tán nhân dân ở hạ du.

Cùng với yêu cầu Sở VH-TT-DL có kế hoạch quản lý du khách; Sở GTVT phối hợp với Công an TP có phương án quản lý hành khách đảm bảo an toàn, Ban chỉ huy PCLB Đà Nẵng cũng đề nghị các lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn TP triển khai phương án ứng cứu, giúp đỡ nhân dân; Bộ chỉ huy Quân sự, Bộ chỉ huy BĐBP, Công an và Sở Cảnh sát PCCC triển khai phương án PCLB, TKCN và PCCC trên địa bàn.

Bão số 10: Ngày 30/9, học sinh, sinh viên Đà Nẵng nghỉ học - ảnh 2
BĐBP giúp người dân quận Thanh Khê (Đà Nẵng) kéo các thuyền thúng máy vào bờ (Ảnh: HC)

Hải quân, BĐBP giúp ngư dân đưa tàu cá vào bờ

Trong khi đó, tin từ Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân (đóng tại Đà Nẵng) cho biết, trước diễn biến phức tạp của bão số 10, chiều 29/9, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân đã sơ tán hơn 50 hộ dân là gia đình quân nhân và nhân dân địa phương vào doanh trại các đơn vị để tránh bão. Đồng thời, các lực lượng của Vùng hướng dẫn cho 178 tàu cá với gần 2.000 ngư dân vào các vị trí tránh bão an toàn.

Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân còn chuẩn bị 2 tàu đầu kéo, 10 xuồng cao tốc, 12 xuồng cao su, 6 xe tải, 4 xe cẩu, 3 xe cứu thương, 5 xe ca và 4 tổ cơ động gồm 200 cán bộ, chiến sỹ với đầy đủ lương thực, thực phẩm, thuốc quân y sẵn sàng ứng cứu nhân dân trên các vùng rốn lũ Quảng Nam, TP Đà Nẵng.

Các tàu của Vùng 3 Hải quân đang làm nhiệm vụ trên biển đã kịp thời bắn tín hiệu thông báo cho tàu thuyền ngư dân không đi vào khu vực có bão. Bộ Tư lệnh Vùng cũng chỉ đạo cho Lữ đoàn 161 và Lữ đoàn 172 chuẩn bị 5 tàu trực chiến làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn và hướng dẫn tàu thuyền ngư dân vào vị trí tránh bão tại Lý Sơn (Quảng Ngãi), Cồn Cỏ (Quảng Trị) và các khu vực cửa biển Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng.

Được biết, đến cuối giờ chiều 29/9, Đà Nẵng còn 20 tàu thuyền/280 lao động đang ở các nơi khác. Trong đó có 3 tàu thuyền/ 99 lao động đã vào neo đậu tại quần đảo Trường Sa; 9 tàu thuyền/ 87 lao động neo đậu tại đảo Cát Bà và Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), 1 tàu thuyền/8 lao động neo đậu ở vùng biển Quảng Bình, 2 tàu thuyền/20 lao động neo đậu ở vùng biển Thừa Thiên - Huế, số còn lại neo đậu ở các tỉnh từ Quảng Ngãi trở vào. Hiện tất cả số tàu trên đều an toàn, ngư dân trên tàu đã nắm bắt kịp thời diễn biến của bão số 10 và thường xuyên cập nhật thông tin về đất liền.

Với sự hỗ trợ của BĐBP Đà Nẵng và Vùng 3 Hải quân, quận Sơn Trà đã huy động hàng trăm dân quân và ngư dân đưa hơn 100 ghe thuyền, thúng máy neo đậu tại bãi ngang từ Thọ Quang đến Phước Mỹ lên bờ tránh bão. Đến 15h cùng ngày chỉ còn 3 thúng máy chưa được kéo lên bờ do không có chủ. Ngư dân quận Thanh Khê cũng đã đưa 13 thúng máy neo tại bãi biển dọc đường Nguyễn Tất Thành lên bờ.

Tại quận Liên Chiểu, việc chằng chống nhà cửa, nhất là các nhà tạm cho thuê được người dân tích cực triển khai. Hàng trăm ngư dân với sự giúp sức của dân quân địa phương đã đưa 125 chiếc ghe, thuyền, thúng máy tại phường Hoà Hiệp Nam lên bờ tránh bão. Riêng ở bờ biển tổ 4, 5 phường Hoà Hiệp Bắc, vào khoảng 17h chiều 29/9, sóng đánh rất mạnh, xâm thực nghiêm trọng vào đất liền. UBND quận Liên Chiểu, quận đã yêu cầu Kho xăng dầu K83 của quân đội đổ đá hộc ngăn chặn xâm thực lấn nhanh vào đất liền.  

Đến 16h chiều 29/9, tại âu thuyền Thọ Quang và vịnh Mân Quang đã có 1.828 tàu cá với 7152 lao động vào neo đậu tránh bão. Hiện BQL âu thuyền và cảng cá Thọ Quang đang phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí tàu thuyền neo đậu đúng vị trí, không để trôi dạt trong bão và đảm bảo tốt an ninh trật tự, ngăn chặn triệt để trộm cắp tài sản trên các tàu cá. Riêng trên sông Hàn sông Hàn vẫn còn 122 tàu cá đang neo đậu, nhiều tàu bị hư hỏng và không có chủ nên việc di chuyển về âu thuyền Thọ Quang rất khó khăn…

HẢI CHÂU

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !