Báo Pháp tiết lộ "bí quyết" lãnh đạo của Tổng thống Nga Putin

Tờ Figaro của Pháp chỉ ra rằng, Tổng thống Putin, với nền tảng kiến thức đáng kinh ngạc, đã dẫn dắt nước Nga liên tiếp giành thắng lợi tại hầu hết các cuộc xung đột địa chính trị, và đây chính là ưu thế của nhà lãnh đạo Nga so với các đồng nghiệp phương Tây của mình.

Báo Pháp tiết lộ bí mật tạo nên thành công quốc tế của Tổng thống Putin

Trong bài viết mới ra, tờ Figaro của Pháp cho biết, trong những năm qua, Nga đã gặt hái được nhiều thắng lợi tại hầu hết các cuộc xung đột địa chính trị quốc tế, và lý do cho điều này là nền tảng học vấn cũng như kiến thức uyên bác của Tổng thống Vladimir Putin.

Tờ báo trích dẫn một ví dụ, đó là tình huống ông Putin cắt ngang bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Alexander Tkachev, khi đó đang đề cập đến việc cung cấp thịt lợn cho Indonesia. Tổng thống giải thích rằng Ngài Bộ trưởng đã mắc sai lầm, vì Indonesia là một quốc gia Hồi giáo, nơi 87% người dân theo đạo Hồi, nên không thể cung cấp thịt lợn cho họ được. Không giống như các nhà lãnh đạo thế giới khác, ông Putin nhận thức được sự khác biệt về văn hóa trong giáo dục và tư duy của các quốc gia khác, điều đó cho phép ông theo đuổi một chính sách chu đáo hơn, tờ báo lưu ý.

Tờ báo cũng phân tích, trong nhiều năm nay, các nhà lãnh đạo phương Tây, những người hoàn toàn không hiểu vấn đề này, đã ra sức chống lại sự khác biệt. Ví dụ, như việc cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy và cựu Tổng thống George Bush khi bắt đầu nhiệm kỳ của mình, do không hiểu biết sự khác biệt giữa người Shiite và người Sunni, đã đưa ra những sai lầm nghiêm trọng trong chính sách của họ ở Trung Đông. Điều tương tự cũng xảy ra với các nhà lãnh đạo hiện tại. Ví dụ, ông Donald Trump nhầm lẫn Áo và Úc, còn ông Emmanuel Macron gọi Guiana (phần lãnh thổ của Pháp ở Nam Mỹ) là một hòn đảo, tờ báo cho biết thêm.

Tổng thống Mỹ Trump, Tổng thống Pháp Macron (phải)

Kiến thức thiếu hụt của lãnh đạo của phương Tây về địa lý đã dẫn họ đi đến sự hiểu lầm hoàn toàn về các vấn đề địa chiến lược quốc tế quan trọng và mong muốn có được lợi ích ngắn hạn. Tờ Figaro lấy ví dụ, những người Hồi giáo Mali được coi là đi ngược với lợi ích Pháp, nhưng ở Syria họ lại được coi là đồng minh chống lại Bashar al-Assad.

Lý do cho điều này, như tờ Figaro lý giải, là do phương Tây có hệ thống giáo dục yếu kém. Ví dụ, địa lý không nằm trong chương trình giảng dạy bắt buộc tại trường học ở Hoa Kỳ và trong các cơ sở giáo dục của Pháp, môn học này gần như không được chú ý. Lý do thứ hai là sự thiếu quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo phương Tây. Họ chỉ quan tâm đến các vấn đề kinh tế và tài chính hoặc thậm chí nhiều chủ đề vô dụng hơn.

Do đó, họ không có chiến lược dài hạn rõ ràng cho phép bản thân hiểu, ai là kẻ thù và ai là bạn bè, quốc gia nào không nên để mất cân bằng nhằm duy trì hòa bình trên toàn thế giới, và mối quan hệ quyền lực thực sự giữa các quốc gia là gì. Tất cả điều này dẫn đến vô số sai lầm địa chính trị, mà cả thế giới hiện phải trả giá. Minh chứng cho việc này là sự xuất hiện của Nhà nước Hồi giáo - hậu quả từ sự tàn phá Iraq của người Mỹ năm 2003 và sự hỗ trợ cho phiến quân vũ trang ở Syria.

Nhưng đồng thời, điều đó giải thích tại sao Nga, với chiến lược rõ ràng ở tất cả các khu vực trên thế giới, liên tục giành chiến thắng trong hầu hết các cuộc xung đột trên thế giới, mặc dù so về tài nguyên chính trị, kinh tế và quân sự, các nước phương Tây mạnh hơn nhiều.

Trí Đức (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !