Báo nước ngoài nói gì về sự khác biệt Hà Nội - Sài Gòn?

"Những người bạn của tôi ở Sài Gòn cho rằng, người Hà Nội rất sáng tạo nhưng họ không biết dùng khả năng ấy để kiếm ra tiền".

Mới đây, tờ The Diplomat đã có bài viết "Vietnam's Tale of two cities", so sánh về sự khác biệt giữa hai thành phố lớn nhất của Việt Nam. Bài viết có nhiều quan điểm, cách nhìn khá thú vị. Infonet xin giới thiệu tới các bạn bài viết này.

Ngay lần đầu tiên đặt chân tới thành phố Hồ Chí Minh, Lê Thuận Uyên đã muốn chuyển ngay đến đây để sinh sống. Cô là con gái Hà Nội gốc. Gia đình cô hiện vẫn đang sinh sống ở thủ đô. Dường như, thành phố phía nam này có một cuộc sống dễ dàng hơn chăng. 

Tuy nhiên, cô nói thêm: "Mọi thứ (ở Hà Nội) đều đã được định hình sẵn sàng. Nó không náo nhiệt và hỗn độn. Tôi cũng không phải quá lo lắng về chuyện tiền bạc. Nhưng khi đã quá "quen thuộc" với khung cảnh nghệ thuật đẹp tuyệt của Hà Nội, tôi đã quyết định ở lại thành phố này”.

Báo nước ngoài nói gì về sự khác biệt Hà Nội - Sài Gòn? - ảnh 1

Nghệ thuật đường phố ở Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại của Việt Nam tư những năm 1880, khi mà Pháp đã biến ở đây thành một trung tâm buôn bán thương mại sầm uất. Vài năm gần đây, GDP tăng cao, môi trường thân thiện thuyết phục được  nhà đầu tư nước ngoài vào đây. Một bài báo đăng trên Bloomberg cho biết rằng thành phố Hồ Chí Minh đã vượt Hà Nội về phát triển kinh tế.

Dan Dockery , đồng chủ cửa hàng bar CAMA và nhà hàng Highway cho biết: “Tôi tìm thấy ở Hà Nội sự yên bình, chậm chạp. Bạn có thể duy trì một mô hình doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thủ công hơn là bán những sản phẩm của các hãng nổi tiếng. 

Bạn có thể thấy sự thiếu vắng của phong cách phóng thoáng của người phương Tây, thay bằng những sự bảo thủ. Có thể nói đó là một lối sinh hoạt thụ động. Họ có nguồn hạt cà phê cực tốt. Tại sao lại để cho một hãng cà phê nước ngoài chất lượng thấp hơn hẳn, mà giá cả lại cao gấp 3 lần. vẫn tồn tại?”

Hà Nội – Hồ Chí Minh dường như được chia thành hai cấu trúc tương phản nhau. Một là chủ nghĩa xã hội, một là chủ nghĩa tư bản. TP. Hồ Chí Minh phát triển kinh tế hơn, mở rộng cánh cửa cho các doanh nghiệp cá nhân hơn. Tuy nhiên, thực tế , câu chuyện của hai thành phố lớn của Việt Nam, giống như khoảng cách về tuổi tác giữa hai thành phố ở Trung Quốc là Bắc Kinh và Thượng Hải, hay như ở Nhật Bản là Kyoto và Tokyo

Người Hà Nội không có thắc mắc gì về sự thành công về kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh. Họ coi thành công đó là thiết thực và đáng mơ ước hay như thành công đó khiến thành phố này hấp dẫn hơn. “Sài Gòn thật giống Bangkok. Nó không giống như nơi khác ở Việt Nam”, Bùi Minh Nguyệt, đại lý bán tranh, gia đình có nhiều đời sống ở Hà Nội cho biết.

Báo nước ngoài nói gì về sự khác biệt Hà Nội - Sài Gòn? - ảnh 2

"Mẹ đèo con", bức ảnh gây sốt trên mạng thời gian dài, do nhiếp ảnh gia người nước ngoàicó nickname Cyril Vietnam chụp được.

Những người gốc Hà Nội như anh Nguyệt rất tự hào về lịch sử văn hóa của thủ đô. Hà Nội vốn nổi tiếng với cái tên “thủ đô văn hóa’ từ thế kỷ thứ 11, khoảng thời gian những quan lại chức sắc học tập ở Văn Miếu. 

Ngày nay, cộng đồng sáng tạo nghệ thuật của thành phố phát triển ngày càng mạnh. Điều đó lý giải vì sao Uyên quyết định ở lại Hà Nội, cô cho biết: "Sức mạnh sáng tạo ở Hà Nội, hiện nay, là vô cùng lớn”.

Trong khi thành phố Hồ Chí Minh vẫn phát triển nghệ thuật, nghệ thuật đánh bóng và định hướng thị trường nghệ sĩ đối nghịch với sự sáng tạo của nhiều tên tuổi nghệ sĩ ở Hà Nội.  “Người Sài Gòn thích những thứ nghệ thuật đẹp đẽ nhưng dễ tiêu hóa. Trong khi người Hà Nội thích sự nghiền ngẫm, mưa dầm thấm lâu”, Thảo Nguyên một họa sĩ ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

Mathias Rossignol , chủ sở hữu quán cà phê không gian nghệ thuật ở Hà Nội cho hay: “Phần lớn người Hà Nội hiểu cuộc sống của thành phố Hồ Chí Minh, thoải mái hơn với tiền lương cao, trong khi giá cả hàng hóa thấp. Nhưng họ vẫn ở lại Hà Nội vì cái truyền thống và tinh thần dân tộc ở đây. Có một sức mạnh to lớn ở nơi đây mà không thể diễn tả được.”

Người sáng lập tổ chức The Onion Cella Việt Nam nói rằng: Đối với ”hầu hết người Việt Nam” đều thấy rõ sự khác biệt giữa hai thành phố này, “Sài Gòn - thương mại hóa, Hà Nội - sáng tạo”

Bill Nguyễn, đồng sáng tạo của Mannzi, nổi tiếng với quán cà phê có kèm không gian trưng bày  ảnh mô tả: "Mọi thứ quá an toàn vì nó luôn theo một cấu trúc có sẵn và thể chế cố định. Không có cho trí tưởng tượng những vẫn có không gian cho sự thử nghiệm mới”.

Tuy nhiên, Bill Nguyễn cho rằng chính sự thiếu vắng "tinh thần doanh nhân" đã kéo Hà Nội thụt lùi: "Những người bạn của tôi ở Sài Gòn cho rằng, người Hà Nội rất sáng tạo nhưng họ không biết dùng khả năng ấy để kiếm ra tiền".

Khoảng cách giữa sự sáng tạo ở Hà Nội và sự thương mại hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh là sự phổ biến điển hình ở mọi ngành văn hóa tại Việt Nam. Hầu hết những bộ phim tham gia liên hoan phim quốc tế đều là sản phẩm của văn nghệ Hà Nội như “Đập cánh giữa không trung”, giành giải thưởng cho đạo diễn mới xuất sắc tại liên hoan phim Venice, “Bi, đừng sợ”, giành giải ở liên hoan phim Cannes và Stochkolm 2010. Những hãng phim trong nước bị ảnh hưởng mạnh  mẽ của phim hành động Mỹ và phim hài lãng mạn sản xuất ở Hồ Chí Minh.

“Ở miền Nam, họ làm phim để bán vé lấy tiền. Tôi không nghĩ rằng nhiều phim do người Bắc sản xuất ra là để thu lời. Vì nhiều phim thậm chí còn chưa từng được chiếu trên màn hình” ông Gerry Herman, giám đốc Viện tư liệu phim Hà Nội cho biết.

Herman cho biết, với lĩnh vực phim truyện, thứ cần thiết bây giờ là sự kết hợp của cả hai miền Nam Bắc, cả sự sáng tạo và thương mại hóa.

Hà Nội xuất hiện ngày một nhiều những nhà sáng tạo. Họ kết hợp được sự sáng tạo và truyền thống với cả sự thương mại kinh tế, ví như Vũ Thảo người vừa giành giải thưởng cho nhà sáng tạo trẻ tuổi do hội đồng Anh trao tặng. Cô là nhà sản xuất phim “Kilomet 109”.

Thảo cho biết:” ngay cả các tác giả cũng thích ở Sài Gòn vì sự năng động và kinh tế. Nhưng vì sự phát triển theo hướng quốc tế, tôi thấy những thứ ở Hà Nội sẽ giúp doanh nghiệp tôi đạt được mục đích”.

Rất nhiều nỗ lực sáng tạo mới của thành phố được quyết định bởi yếu tố phi thương mại và hợp tác lao động. Năm ngoái, một nhóm các DJ và các nhạc sĩ ở Hà Nội đã tự tổ chức nên một buổi hòa nhạc mà không cần đến bất cứ nhà tài trợ nào. Buổi hòa nhạc qui tụ những gương mặt trong nước, vé được bán rất nhanh.  Nhà đồng tổ chức Luke Poulson đã vè một biểu đồ để so sánh kêt quả của việc tổ chức sự kiện âm nhạc ở Hà Nội và tổ chức ca nhạc tại một vũ trường lớn ở Sài Gòn.

“Thực tế là chúng tôi đã sáng tạo ra một đội hình hoàn chỉnh cho toàn bộ buổi hòa nhạc mà chỉ sử dụng nghệ sĩ người Hà Nội. Mục đích để cho thấy sự sáng tạo không ngừng của thành phố này", Poulson cho biết.

Một thí dụ khác đó là Zone 9, một không gian nghệ thuât đặc sắc được tái tạo lại từ nhà bỏ hoang của một hãng dược phẩm, mở từ 2013. Mặc dù đến nay, Zone 9 đã bị đóng cửa sau một vụ cháy.

John Kis, chủ sở hữu  một quán cà phê nối tiếng ở Hà Nội cho hay: “ nếu một thành phố không có âm nhạc, không phòng trưng bày tranh, không nghệ thuật, thì chắc chắn tôi không thể sống ở đó.”

Zone 9 cho thấy thủ đô Hà Nội không chỉ gồm nhữ toàn nhà trọc trời, đầu tư nước ngoài khô khan mà nó còn chứa đựng một sự sang tạo không ngừng.

Thanh Nga

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !