Báo Mỹ: Ấn Độ nên học Việt Nam cách yêu cầu người dân đội mũ bảo hiểm

Theo tờ Quartz (Mỹ), dù Ấn Độ đã yêu cầu người dân phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy từ rất lâu nhưng số người chấp hành rất thấp. Ấn Độ có thể học hỏi Việt Nam cách thức áp dụng quy định bắt buộc này.

Tờ Quartz thông tin, mặc dù nhiều người đi xe máy ở Ấn Độ đã mang theo mũ bảo hiểm nhưng thay vì đội lên đầu họ lại khoác mũ trên tay hoặc treo trên xe và chỉ đội khi nhìn thấy cảnh sát giao thông.

Từ năm 1988, Ấn Độ đã ra luật bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Gần đây, quốc gia này đã tăng mức phạt đối với những người vi phạm cũng như tăng cường các chiến dịch nâng cao nhận thức của người dân nhưng số người tuân thủ vẫn rất thấp.

Người dân Ấn Độ vẫn rất ngại đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.

Tình trạng trên dẫn đến việc tai nạn giao thông, số ca tử vong liên quan đến xe hai bánh tiếp tục gia tăng. Riêng năm 2016, Bộ Giao thông Vận tải Ấn Độ đã ghi nhận tới 162.280 vụ tai nạn liên quan đến xe hai bánh, trong đó có tới 44.366 người thiệt mạng, hơn 10.000 người chết chỉ vì họ không đội mũ bảo hiểm. Số vụ tai nạn liên quan đến xe máy cũng gây ra phần lớn số ca tử vong do tai nạn đường bộ năm 2016, chiếm 34%.

Theo tờ Quartz, Ấn Độ có thể học hỏi kinh nghiệm buộc người dân đội mũ bảo hiểm của Việt Nam, đất nước đã rất thành công khi áp dụng quy định này.

Theo nhà phân tích Andrew Flamang thuộc Tập đoàn The Bridgespan, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Boston (Mỹ) chuyên nghiên cứu về phát triển toàn cầu và sức khỏe cộng đồng, kể từ tháng 12/2007, khi Việt Nam bắt đầu ra quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, số người đi xe máy đội mũ bảo hiểm đã tăng từ 30% lên hơn 95%. Đó là kết quả của sự kết hợp giữa nhiều yếu tố như: tuyên truyền những bằng chứng xác thực, khuyến khích sản xuất các loại mũ bảo hiểm phù hợp hơn với khí hậu, có chất lượng tốt hơn, các chiến dịch nâng cao nhận thức của người dân.

Và dưới dây là cách Việt Nam đã làm để thành công trong việc yêu cầu phải đổi mũ bảo hiểm khi đi xe máy theo phân tích của tờ Quartz:

Xác định vấn đề

Trong suốt những năm 1990, Việt Nam có tỷ lệ tai nạn liên quan đến xe hai bánh cao. Năm 2001, Chính phủ đã giao cho một trường đại học nghiên cứu sức khỏe cộng đồng tiến hành khảo sát từng hộ gia đình về ảnh hưởng của các vụ tai nạn giao thông. Cuộc khảo sát tiến hành đối với 46.000 người cho thấy thương tích ở đầu và chấn thương não rất phổ biến và hàng ngàn người đã mất mạng.

Việt Nam đã rất thành công khi áp dụng quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm.

Chính phủ đã sử dụng kết quả của nghiên cứu này để áp dụng luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm.

Trong khi đó, ở Ấn Độ, nhiều người có thể không biết được rằng, năm 2016 đã có tới hơn 44.000 người thiệt mạng vì tai nạn xe máy. Cùng với việc cho trình chiếu các video về an toàn giao thông tại các rạp chiếu phim, tuyên truyền những hình ảnh liên quan đến các vụ tai nạn nghiêm trọng, Ấn Độ có thể thu thập các dữ liệu từ từng hộ gia đình để tuyên truyền cho người dân rằng, việc không đội mũ bảo hiểm là một điều rất tồi tệ.

Địa phương hóa giải pháp

Tại sao người Ấn Độ không đội mũ bảo hiểm?

Nhiều người dân cho rằng đội mũ bảo hiểm gây ra rất nhiều vấn đề như rụng tóc, khó chịu và thậm chí là… không đẹp. Chính phủ nên thừa nhận rằng người dân có thể thấy khó chịu khi đội mũ bảo hiểm bởi thời tiết Ấn Độ nắng nóng và ẩm, giống như Việt Nam.

Việt Nam đã khắc phục vấn đề này bằng cách khuyến khích sản xuất những chiếc mũ bảo hiểm nhẹ hơn và thoải mái hơn phù hợp hơn với khí hậu. Từ đó, mũ bảo hiểm thậm chí còn trở thành một phương tiện làm đẹp ở Việt Nam. Mũ bảo hiểm thời trang hơn với nhiều loại màu sắc.

Ấn Độ cũng cần khuyến khích sản xuất những loại mũ bảo hiểm thông thoáng hơn và nhẹ nhàng hơn. Hiện tại, mũ bảo hiểm ở Ấn Độ có chất lượng khá kém và xấu.

Tập trung hơn

Theo ông Flamang, ở Việt Nam, chính quyền đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thay đổi hành vi của người tham gia giao thông. Dường như tất cả các cấp đều dành nguồn lực để thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm.

Mặc dù Ấn Độ cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn giao thông đường bộ, nhưng việc áp dụng quy định đội mũ bảo hiểm bắt buộc cần sự nỗ lực, cùng hành động hơn từ cấp trung ương đến địa phương.

Phạm Khánh (lược dịch)

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !